Giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 110 - 113)

- Trạng thái IIIa1,IIa thuộc cá cô tiêu chuẩn như 6; 8; 10 (Bảng 4.3.1),

a. Giải pháp về kinh tế

Có thể nói, lợi ích kinh tế là ngun nhân sâu xa của mọi vấn đề, trong đó có việc sử dụng tài nguyên sông suối và vùng ven bờ. Do vậy, việc phát triển kinh tế, giảm sức ép vào vùng ven bờ là giải pháp rất quan trọng trong cơng tác phục hồi rừng phịng hộ ven bờ sơng Cầu:

Với khu vực miền núi có diện tích đất sản xuất lâm nghiệp chủ yếu, thì rừng nghèo, cho hiệu quả kinh tế thấp là một trong những nguyên nhân trực

tiếp hay gián tiếp làm mất rừng phịng hộ ven bờ sơng Cầu. Khi rừng tự nhiên khơng thể đáp ứng đủ sinh kế, thì mục tiêu đầu tiên của người dân là những triền sơng, nơi có đất đai màu mỡ, nguồn nước thuận tiện, có thể đáp ứng kế sinh nhai cho họ trong thời gian ngắn nhất. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng là giải pháp vô cùng quan trọng, trước tiên là tận dụng tiềm năng vốn

đất, vốn rừng của địa phương và cũng là hướng người dân nhận thức rằng họ đang có trong tay thứ tài ngun vơ cùng q giá, có thể ni sống và làm giàu cho họ và trách nhiệm của họ là cần phải bảo vệ và phát triển chúng. Do đó, chúng ta cần phải thực hiện hiệu quả các biện pháp như:

+ Đẩy mạnh thâm canh rừng như: xây dựng mơ hình trồng rừng có hiệu quả, mơ hình nơng lâm kết hợp vừa có nhiều sản phẩm bù đắp cho những thiếu hụt về lương thực vừa có giá trị phịng hộ tốt; phát triển lâm sản ngồi gỗ.

+ Đầu tư cho phát triển chăn ni động vật hoang dã như nhím, ba ba,... đặc biệt là chăn ni gia súc: trâu, bị, dê,... bán hoang dã có định hướng và có quy hoạch để tận dụng tối đa nguồn thức ăn dồi dào từ trảng cỏ, hệ sinh thái rừng.

+ Đầu tư vốn cho cơng nghệ sơ chế, thậm chí chế biến sản phẩm từ rừng sau thu hoạch để nâng cao giá trị sản phẩm như sơ chế gỗ, song mây, bột giấy, hay chưng cất tinh dầu, thảo dược,… phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ trên cơ sở nguồn nguyên liệu tập trung sẵn có, nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm.

+ Đầu tư mở rộng và phát triển thị trường lâm sản. Đây là khâu rất quan trọng có tính chất quyết định sự thành bại trong kinh doanh. Thực tế cho thấy, nghề đan lát đã có từ rất lâu tại địa phương song nó khơng thể nhân rộng thậm chí cịn mai một dần vì làm ra sẽ khơng thể tiêu thụ được. Các sản phẩm khai thác từ rừng được bán với giá rất rẻ, thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, bấp bênh. Do vậy, song song với việc mở rộng quy mơ sản xuất lâm nghiệp thì cũng cần phải đầu tư cho một thị trường ổn định bằng việc: hỗ trợ các thành phần kinh tế bao tiêu sản phẩm, đầu tư tạo vùng nguyên liệu ổn định với quy mô lớn, quảng bá giới thiệu sản phẩm của địa phương,...

Bên cạnh đó, với Hợp Thịnh - địa phương ven bờ sơng Cầu có diện tích

đất sản xuất nơng nghiệp chủ yếu thì giải pháp kinh tế là đầu tư, phát triển các

diện tích đất sản xuất nơng nghiệp của khu vực có địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ,… rất thuận tiện cho canh tác nông nghiệp. Mặc dù, sản xuất nông nghiệp tại địa phương đã thu được những thành công nhất định, các mơ hình canh tác được chú trọng và nhân rộng, các dịch bệnh sớm được ngăn chặn và đẩy lùi. Song, cơ cấu cây trồng vật ni cịn chậm chuyển đổi, năng suất và sản lượng chưa cao, cịn mang nặng tính tự cung, tự cấp nên hiệu suất sử dụng đất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Do vậy, chúng tôi thiết nghĩ cần thiết phải đầu tư vốn, giống, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả các mơ hình canh tác trên đất quy hoạch sản xuất nơng nghiệp chính như: chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni thích hợp, cho năng suất cao, xây dựng các mơ hình canh tác điểm (mơ hình trồng dâu, ni tằm; mơ hình vườn - ao - chuồng khép kín, thân thiện với mơi trường;…). Ngồi ra, thực tế điều tra cho thấy, một số ngành nghề như trồng dâu, nuôi tằm, mây tre đan,… vốn đã từng rất phát triển tại địa phương, nhưng một phần chính do thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ, bấp bênh mà những nghề này đã và đang dần mai một. Nên song song với việc đầu tư vốn, giống, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cho nơng nghiệp thì cũng cần thiết phải đầu tư cho một thị trường tiêu thụ ổn định như: xây dựng các vùng sản xuất tập trung, thành lập hợp tác xã thu mua sản phẩm, bao tiêu sản phẩm bảo vệ quyền lợi cho người dân,…

Như vậy, phát triển nông, lâm nghiệp là những giải pháp quan trọng trước tiên để phát huy tiềm năng sẵn có của địa phương, giảm sức ép vào vùng ven bờ. Bên cạnh đó, việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu ngành nghề giảm tỷ trọng nông nghiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không hề đơn giản khi lao động địa phương đặc biệt là lao động trẻ phần lớn là chưa qua trường lớp đào tạo, trình độ kém,... nên các doanh nghiệp, xí nghiệp, cơng ty rất khó chấp nhận. Do vậy, việc đào tạo, chuyển nghề cho đồng bào; gắn người dân với các doanh nghiệp bằng các hợp đồng lao động,... là giải pháp cần thiết.

Trên đây là những giải pháp kinh tế mang tính cấp thiết cho xây dựng, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven bờ tại khu vực nghiên cứu. Song để các giải pháp này thực sự hiệu quả, rất cần có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cấp, bộ, ngành,… đồng thời áp dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với từng địa phương cụ thể. Bởi kinh tế chính là nguồn gốc, là nguyên nhân sâu xa và là động cơ của mọi tác động quá mức lên rừng phòng hộ ven bờ và dòng sơng Cầu tại chính địa phương đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 110 - 113)