KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 119 - 123)

- Củng cố và hoàn thiện các tổ chức cộng đồng, quy ước thôn bản về xây

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Vùng ven bờ sông Cầu tại khu vực nghiên cứu có địa hình phân hóa khá đa dạng đặc biệt ở vùng thượng nguồn, bao gồm các dạng: đồi, núi, đồng bằng với độ cao trung bình từ từ 50-100 m, độ dốc phổ biến thuộc cấp dốc vừa từ 15o-25o. Loại đất vùng ven bờ chủ yếu là đất feralit nâu vàng trên nền phù sa cổ, đất (phù sa) mới, có thành phần cơ giới từ đất pha cát đến thịt nặng, độ dày tầng đất lớn hơn 50cm.

2. Khu vực nghiên cứu thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 23oc, độ ẩm 83%, với hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Đây là điều kiện khí hậu khá thích hợp cho cơng tác phục hồi rừng. Song, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mang tính tập trung, chiếm 80%-83% tổng lượng mưa của cả năm.

3. Hiện tượng xói lở ven bờ là tình trạng khá phổ biến của sông Cầu hiện nay. Trong đó, tình trạng sạt lở đang ở mức báo động, tỷ lệ sạt lở ven bờ so với chiều dài tiếp giáp sông Cầu tại khu vực nghiên cứu rất cao (xã Hợp Thịnh là 17.5%, xã Nông Hạ là 11.1%), nhiều điểm kéo dài hàng trăm mét và tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao, tốc độ xâm thực có thể từ 1-2m/năm.

4. Đặc điểm thảm thực vật rừng phòng hộ ven bờ

- Diện tích rừng phịng hộ ven bờ sơng Cầu đã bị suy giảm nghiêm trọng, tỷ lệ đất lâm nghiệp trong phạm vi độ rộng 100 m ven bờ tại xã Nông Hạ chỉ đạt 13.4%, xã Hợp Thịnh hầu như khơng có với 0.3% và xã có tỷ lệ này cao nhất với 39% là xã Văn Lăng. Tuy nhiên, ở hầu hết các điểm nghiên cứu, những diện tích đất lâm nghiệp này rất nghèo chủ yếu là các trạng thái I, IIa, IIIa1- Thành phần

loài thực vật khá đa dạng và phong phú với hơn 140 loài thuộc 50 họ, phân họ khác nhau, trong đó có 10 họ giàu lồi nhất chiếm 44.5% (<50%) như họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Re (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae),…

- Mật độ cây tầng cao thưa đến rất thưa, chỉ từ 200 - 700 cây/ha, lại có phẩm chất kém nên rừng có độ tàn che rất thấp, trung bình chưa đạt 0.3, nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn rừng phòng hộ (0.6). Mặc dù, mật độ cây tái sinh lớn (4000- 11000 cây/ha) nhưng tỷ lệ cây triển vọng thấp chỉ đạt khoảng 20-25% số này, chưa đạt 2000 cây/ha.

5. Sự suy thoái thảm thực vật ven bờ là một nguyên nhân quan trọng của sự nghèo nàn về tài nguyên động vật so với tiềm năng vốn có của nó. Kết quả điều tra chỉ thu được khoảng 24 loài thuộc 15 họ và 6 bộ, chủ yếu thuộc lớp chim. Và những lồi cịn lại này sẽ tiếp tục suy giảm nhanh chóng nếu khơng có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

6. Sự phát triển các hoạt động canh tác nông nghiệp ven bờ là nguyên nhân chính làm mất rừng phịng hộ ven bờ và cũng chính là một nguồn gây ơ nhiễm mơi trường sơng Cầu nghêm trọng. Ước tính sẽ có khoảng 100 tấn phân hữu cơ, 10 tấn phân vô cơ và 10 - 15 kg thuốc bảo vệ thực vật đổ xuống sông Cầu hàng năm, chỉ với khoảng 15 ha đất canh tác nông nghiệp ven bờ của 3 xã Nông Hạ, Văn Lăng và xã Hợp Thịnh.

7. Khoảng 70%) người dân ủng hộ phục hồi rừng phòng hộ ven bờ trên đất canh tác nơng nghiệp của mình với độ rộng trung bình chủ yếu ở mức 20 - 30 m, song mơ hình đó phải có chức năng phịng hộ tốt và cho thu nhập. Tại 3 địa điểm nghiên cứu khác nhau, thiện chí ủng hộ của người dân khơng có sự khác biệt rõ nét. Song, nó phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của người dân về tình trạng sạt lở, chức năng của rừng phịng hộ ven bờ.

8. Một số chính sách có ảnh hưởng lớn đến phục hồi rừng phịng hộ ven bờ như: chính sách quy hoạch sử dụng đất, chính sách phát triển lâm nghiệp, chính

sách quản lý tài nguyên và môi trường sông suối. Tuy nhiên, phần lớn đều chưa thực sự hiệu quả, chưa có những ảnh hưởng tích cực đến phục hồi rừng phịng hộ ven bờ, thậm chí cịn có thể là yếu tố gây cản trở. Trong đó, nguyên nhân quan trọng là do cơ chế quản lý chưa tốt, chưa phát huy được tính cộng đồng.

9. Trên cơ sở các dữ liệu nghiên cứu được, đề tài đã:

+ Chọn được 8 loài cây trồng tối ưu nhất cho cơng tác phục hồi rừng phịng hộ ven bờ tại khu vực nghiên cứu là: Xoan ta (Melia azedarach ),Vối (Schima. sp), Sung (Ficus lacor), Tre gai (Bambusa spinosa), Cơi (Pterocarya stenoptera), Sấu (Dracontumelum duperreanum), Trám trắng (Canarium album) và Keo tai tượng (Acacia mangium). Trong đó, Xoan ta (Melia azedarach ), Vối (Schima. sp), Sung (Ficus lacor);

+ Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp cho từng đối tượng phục hồi rừng phịng hộ ven bờ như: khoanh nuôi, bảo vệ rừng; xúc tiến tái sinh tự nhiên; làm giàu rừng và trồng rừng, kèm theo bản thuyết minh thiết kế một số mơ hình trồng rừng phịng hộ ven bờ tại khu vực nghiên cứu.

+ Đề xuất được một số giải pháp kinh tế xã hội tổng hợp cho cơng tác phục hồi rừng phịng hộ ven bờ tại khu vực nghiên cứu như: đầu tư, phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển nông, lâm nghiệp tại địa phương; nâng cao nhận thức cho cộng đồng về rừng phòng hộ ven bờ; điều chỉnh một số cơ chế, chính sách có liên quan; củng cố và hồn thiện các tổ chức cộng đồng;…

5.2. Tồn tại

Trong phạm vi một khoá luận tốt nghiệp, đề tài mới chỉ bước đầu nghiên cứu giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ cho một số địa phương ven bờ sông Cầu. Các luận cứ khoa học được nghiên cứu để đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phản ánh đầy đủ điều kiện lập địa, hiện trạng rừng, cảnh quan, môi trường sông Cầu và thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại các điểm nghiên cứu:

(1) Chưa thành lập được bản đồ hiện trạng cũng như quy hoạch rừng phịng hộ ven bờ sơng Cầu tại khu vực nghiên cứu. Do phạm vi nghiên cứu phục hồi rừng quá nhỏ so với diện tích tự nhiên của các địa phương. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của đề tài chưa trình bày được cơ sở dữ liệu khơng gian phản ánh diễn biến tài nguyên rừng giữa quá khứ và hiện tại;

(2) Chưa thiết kế được mơ hình trồng rừng mới phịng hộ ven bờ sơng Cầu với nhiều tầng tán. Đồng thời, đề tài cũng chưa thể sử dụng phương pháp CBA (Cost

benefit analysis) để đánh giá hiệu quả của các mơ hình rừng phịng hộ ven bờ đã

thiết kế. Do phương pháp này liên quan đến nhiều vấn đề định giá môi trường phức tạp và tính rủi ro khó lường trước,…;

(3) Với 12 ÔTC được thiết lập để điều tra chi tiết và phương pháp điều tra khảo sát tuyến đã phản ánh được khá toàn diện hiện trạng thảm thực vật ven bờ tại khu vực nghiên cứu. Song, những kết quả đó chưa đủ cơ sở dữ liệu để rút ra quy luật phân bố của các loài theo đai ven bờ trong phạm vi nghiên cứu phục hồi rừng...

(4) Các cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, xác định chức năng, cấu trúc của rừng phòng hộ ven bờ (rừng phòng hộ ven bờ) chưa thực sự đầy đủ và có những nghiên cứu chuyên sâu.

(5) Các kết quả nghiên cứu về tốc độ xói lở ven bờ chưa đủ cơ sở khoa học để dự báo tốc độ xói lở ven bờ cho cơng tác phịng chống và phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại khu vực nghiên cứu.

(6) Các công nghệ nghiên cứu diễn biến tài nguyên hiện đại, khá chính xác chưa được áp dụng trong đề tài đặc biệt là công nghệ viễn thám với ảnh vệ tinh Spot và máy định vị tọa độ GPS.

(7) Số phẫu diện, mẫu đất được nghiên cứu, phân tích chưa thực sự đầy đủ và mang tính đại diện cao. Các chỉ tiêu lý, hóa học nhằm đánh giá độ phì của đất

cho phục hồi rừng còn thiếu như: hàm lượng các chất dễ tiêu (NH4+, P2O5, K2O), hàm lượng các ion trao đổi,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 119 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)