Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 43 - 46)

- Giáo dục: hiện các xã có ba cấp trường: Mầm non, Tiểu học và THCS, các em được sinh hoạt và học tập trong một môi trường

4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu

Tình hình chính trị xã hội và đời sống nhân dân khá ổn định và đã từng bước được cải thiện. Các chính sách, dự án giao đất, giao rừng, hỗ trợ đồng bào định canh, định cư đã và đang mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, sản xuất nông lâm nghiệp của địa phương còn chiếm tỷ trọng lớn (95%), một số hủ tục lạc hậu trong sản xuất vẫn cịn tồn tại đâu đó trong các bản làng. Do vậy, sự phát triển kinh tế của địa phương còn kém, chưa tương xứng với tiềm năng vốn đất vốn rừng nơi đây.

Hợp Thịnh là một xã nông nghiệp, với tỷ trọng nông nghiệp chiếm 68 %, công nghiệp 22 % và dịch vụ chiếm 10 %. Song, nền kinh tế Xã tăng trưởng khá ổn định, cùng với các chính sách kinh tế hợp lý đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống người dân, bình quân thu nhập đạt 6.5 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cịn chậm, nơng nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới, xã cần phải thực hiện tốt hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ nhằm phát huy tối đa những lợi thế của địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhân dân.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Cơ sở kỹ thuật phục hồi rừng phịng hộ ven bờ sơng Cầu 4.1. Cơ sở kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sơng Cầu

Như đã được trình bày một phần ở trên từ việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp, qua thực tế điều tra nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả đáng quan tâm sau:

4.1.1. Đặc điểm địa hình; thổ nhưỡng, đất đai; khí hậu tại khu vực nghiên cứu

1. Địa hình

Địa hình là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hồn cảnh sinh thái như:

khí hậu, thổ nhưỡng, đặc điểm dịng chảy cũng như mức độ xói mịn, rửa trơi đất và sự phân bổ năng lượng cho sinh trưởng và phát triển của thảm thực vật tại khu vực đó. Kết quả điều tra cho thấy, khu vực nghiên cứu thuộc các vùng trung du, miền núi của lưu vực sông Cầu nên địa hình có sự phân hóa đa dạng đặc biệt ở ven triền sông, độ cao phổ biến từ 50 -100 m. Xã Nông Hạ và Văn Lăng là hai xã miền núi nên địa hình có sự phân hóa mạnh hơn bởi các đỉnh đồi, núi thấp có độ cao từ 300 - 500m. Trái lại, Hợp Thịnh là một xã trung du có địa hình khá bằng phẳng và đồng nhất, do lịch sử địa chất và đặc điểm kiến tạo địa mạo, vùng được bồi đắp chủ yếu bởi phù sa sông Cầu.

Bên cạnh sự phân hóa và độ cao của địa hình thì yếu tố độ dốc là một phần khơng thể thiếu khi đánh giá điều kiện địa hình tại bất kỳ một khu vực nào. Độ dốc có quan hệ rất chặt với mơi trường sinh thái mà đặc biệt là tốc độ dòng chảy mặt, thành phần cơ giới, lớp thảm thực bì và qua đó ảnh hưởng đến khả năng, cường độ xâm thực đất. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm độ dốc địa hình vùng ven bờ sông Cầu cho thấy, phần lớn các diện tích ven bờ sơng Cầu có độ dốc chủ yếu thuộc cấp dốc nhẹ, cấp II từ 5o-15o và cấp dốc vừa, cấp III từ 15o-25o. Nguyên nhân chính là do lịch sử hình thành địa chất, vùng ven bờ thường là vùng được bồi tụ theo thời gian nên khá thấp và tương đối bằng

phẳng. Tuy nhiên, thực tế điều tra cho thấy, vùng ven bờ sông Cầu tại Nông Hạ và Văn Lăng lại có địa hình khơng đồng nhất, đơi khi có độ dốc rất lớn (>35o), bị phân cắt mạnh bởi một số dãy đồi núi thấp mà sông Cầu chảy qua. Điều này không chỉ do đặc điểm kiến tạo địa mạo tự nhiên mà còn do những chuyển hướng bất lợi của dòng chảy. Điều này chẳng những góp phần vào việc làm gia tăng tình trạng xói mịn, sạt lở đất mà cịn gây khó khăn rất lớn cho cơng tác phục hồi rừng phòng hộ ven bờ. Do vậy, để khắc phục những ảnh hưởng trên, rất cần áp dụng các giải pháp phi cơng trình như: xây dựng mơ hình canh tác bền vững và lựa chọn lồi cây trồng phịng hộ thích hợp. Đặc biệt là phải phục hồi được hành lang thảm thực vật rừng đủ an tồn ven bờ sơng suối.

2. Đất đai, thổ nhưỡng

Tài nguyên đất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng và khả năng giữ nước chống xói mịn. Trong điều kiện nhiệt đới, các chỉ số về loại đất, thành phần cơ giới, độ xốp, hàm lượng mùn, độ ẩm, độ dày tầng đất,… là những thơng tin quan trọng nhằm đánh giá độ phì đất, phân loại đất để phục vụ cho công tác phục hồi rừng. Kết quả nghiên cứu đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng qua hình thái phẫu diện và kết quả phân tích mẫu đất được tổng hợp ở Bảng 4.1.1a và Bảng 4.1.1b

Kết quả tại Bảng 4.1.1a cho thấy, có hai nhóm đất chính ven sơng Cầu là đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ thuộc nhóm đất ven bờ có rừng và đất phù sa mới ven sơng suối thuộc nhóm đất canh tác nơng nghiệp ven bờ. Độ dày tầng đất ven bờ tại khu vực nghiên cứu đều lớn hơn 50 cm, thuộc tầng đất trung bình đến dày. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Song những kết quả điều tra ngồi hiện trường mới chỉ là những thơng tin ban đầu về đặc điểm của đất ven bờ tại khu vực nghiên cứu. Do vậy, để đánh giá được độ phì của đất cho cơng tác phục hồi rừng phịng hộ ven bờ cần phải phân tích một số chỉ tiêu lý hóa học của đất.

Bảng 4.1.1a. Một số chỉ tiêu mô tả đặc điểm đất tại khu vực nghiên cứu

TT Chỉ tiêu

Xã Nông Hạ Xã Văn Lăng XãHợp

Thịnh Đất canh tác nông nghiệp (I) Đất rừng (II) Đất canh tác nông nghiệp (I) Đất rừng (II) Đất canh tác nông nghiệp (I) 1 Độ dốc 8o 23o 10o 17o 5o

2 Hướng dốc Tây Nam Tây Nam Đông Bắc Đông

Nam

3 Đá mẹ - Phù sa cổ - Phù sa cổ -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 43 - 46)