Khoanh nuôi bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 99 - 100)

- Giáo dục: hiện các xã có ba cấp trường: Mầm non, Tiểu học và THCS, các em được sinh hoạt và học tập trong một môi trường

a. Khoanh nuôi bảo vệ rừng

Khoanh nuôi bảo vệ rừng là một giải pháp tận dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên để phục hồi lại rừng qua các biện pháp ngăn chặn mang tính chất hành chính (QPN 14 - 92). Theo đó, khoanh ni bảo vệ là bảo vệ rừng, hạn chế mọi tác động tiêu cực để rừng phát triển tự nhiên. Theo đó, để phù hợp với điều kiện tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp thực hiện sau:

- Cấm chăn thả đại gia súc vào khu vực khoanh nuôi: việc chăn thả gia súc tự nhiên vào trong rừng, ven rừng là tập quán lâu đời của người dân địa phương và nó vẫn cịn tồn tại đến ngày nay. Gia súc được thả tự nhiên sẽ phá hại cây rừng, đặc biệt cây tái sinh còn non yếu gây ảnh hưởng đến chất lượng rừng. Vì vậy, chính quyền các địa phương cần có quy hoạch bãi chăn thả riêng. Ngồi ra, những vị trí trâu, bị dễ đi vào rừng cần xây dựng hàng rào ngăn cản bằng mây, tre, keo dậu,... độ rộng băng xanh khoảng 3 - 5 m là đủ để vừa có thể ngăn cản trâu, bò vào rừng, vừa cho giá trị kinh tế.

- Bảo vệ, chống chặt phá cây rừng trong phạm vi phục hồi rừng: do

thói quen người dân có thể ngang nhiên vào rừng chặt phá cây gỗ, cây tái sinh làm củi, thậm chí những cây mọc ven bờ dù cịn rất nhỏ cũng có thể bị đốn hạ làm củi. Vì vậy, các diện tích rừng phịng hộ ven bờ cịn sót lại có thể gọi là cuối cùng đều cần được khoanh nuôi bảo vệ. Thực tế cho thấy, công tác này sẽ hiệu quả hơn khi giao trách nhiệm quản lý cho người dân sở tại. Do đó, chúng tơi khuyến nghị nên giao các diện tích này cho người dân quản lý, có quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, với cơ chế hưởng lợi được tính 8,74 cơng/ha/năm (Bộ Nơng nghiệp và phát triển nông thôn, 2000). Đồng thời cần thành lập tổ tuần tra

bảo vệ, thực hiện thi đua thơn, hộ gia đình, cá nhân có ý thức bảo vệ rừng tốt... - Thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng: do tập tục đốt rừng làm nương rẫy, tập tục phát và đốt để xử lý thực bì của người dân vẫn

thường diễn ra nên nguy cơ cháy rừng xảy ra là rất cao. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục người dân trong phòng cháy chữa cháy rừng một cách hiệu quả và thường xuyên đồng thời phải áp dụng quy chế phịng cháy chữa cháy rừng tới từng thơn bản một cách nghiêm minh và linh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)