Một số kiến thức bản địa trong nghiên cứu, phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sông Cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 84 - 86)

- Giáo dục: hiện các xã có ba cấp trường: Mầm non, Tiểu học và THCS, các em được sinh hoạt và học tập trong một môi trường

d. Chất lượng

4.2.2. Một số kiến thức bản địa trong nghiên cứu, phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sông Cầu

ven bờ sông Cầu

Kiến thức bản địa là nhân tố ảnh hưởng rất lớn công tác phục hồi rừng cũng như quá trình quản lý và phát triển rừng. Đây là một cơ sở quan trọng nhằm đề xuất các biện pháp, chính sách phù hợp.

Hình 4.6. Xí nghiệp sản xuất bột giấy

sát bờ sơng Cầu

Hình 4.7. Khai thác cát trên sơng Cầu

Như đã trình bày ở trên, đồng nghĩa với sự đa dạng văn hóa nhân văn là sự đa dạng về kiến thức bản địa của đồng bào các dân tộc. Kiến thức bản địa được hình thành trực tiếp từ lao động của mọi người dân trong cộng đồng, được hoàn thiện dần dần và truyền tụ cho các thế hệ sau bằng truyền miệng trong gia đình, trong thơn bản, hoặc thể hiện qua ca hát, ngạn ngữ,... Đó là kỹ thuật đắp phai, đập của người Tày; kỹ thuật dẫn nước bằng ống tre; kỹ thuật làm ruộng bậc thang; khả năng nhận biết loài cây, loài con; kiến thức mùa vụ như mùa đi lấy măng, mùa đốn củi, mùa trồng ngô, lạc, rau màu, mùa thu hái chè, mùa trồng dâu nuôi tằm,… Đây là kiến thức, là nguồn thông tin rất quan trọng trong nghiên cứu, phục hồi rừng phịng hộ ven bờ. Thực tiễn cho thấy, chính khả năng nhận biết loài cây, loài con của người dân bản địa là yếu tố quan trọng giúp tăng hiệu quả của công tác điều tra tài nguyên động, thực vật ven bờ. Ngồi ra, trước tình trạng sạt lở đất ven bờ, một số hộ dân đã có những kiến thức tự bảo vệ ruộng đất của mình bằng cách như: dùng đá, sỏi dưới lịng sơng để đắp phai, đập dẫn nước vào đồng ruộng hoặc làm chuyển hướng dòng chảy theo hướng có lợi; hay giữ lại những lồi cây mọc tự nhiên ven bờ như cơi (Pterocarya stenoptera), roi dại (Syzygium. Sp),… làm hành lang cây xanh bảo vệ đất; thói quen trồng tre ven bờ đề giữ đất cũng là một kiến thức bản địa rất tốt của người dân địa phương,… Đây cũng là một cơ sở khoa học quan trọng cho đề xuất giải pháp bảo vệ vùng bờ. Với những giá trị đó, những kiến thức bản địa này cần được gìn giữ, bảo tồn và vận dụng sáng tạo trong nghiên cứu và đời sống thực tiễn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số kiến thức gắn liền với những tập quán sản xuất lạc hậu của khơng ít đồng bào như: tập quán canh tác phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên là chủ yếu, luôn gắn liền với các hoạt động phát, đốt, khai thác dưới mọi hình thức,…; tập quán tranh thủ tối đa những diện tích đất ven bờ để canh tác nông nghiệp; tập quán chăn thả gia súc bừa bãi vào rừng, ven các triền sơng,… Đó khơng chỉ là những tác nhân gây suy thối tài nguyên thiên nhiên mà còn là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Từ những kết quả trên cho thấy, việc nghiên cứu kiến thức bản địa là một phần không thể thiếu trong cơng tác phục hồi rừng phịng hộ ven bờ. Bởi

đó có thể là nguồn lực thúc đẩy nhưng cũng có thể là rào cản, là thách thức đối với sự thành công của công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 84 - 86)