Đặc điểm tài nguyên động vật ven bờ tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 72 - 74)

- Giáo dục: hiện các xã có ba cấp trường: Mầm non, Tiểu học và THCS, các em được sinh hoạt và học tập trong một môi trường

d. Chất lượng

4.1.4. Đặc điểm tài nguyên động vật ven bờ tại khu vực nghiên cứu

Động vật là thành phần quan trọng trong bất kỳ một hệ sinh thái nào. Đặc điểm khu hệ động vật của một khu vực chính là thước đo, vật chỉ thị cho môi trường cũng như mức độ đa dạng sinh học khu vực đó. Kết quả điều tra khu hệ động vật ven bờ sông Cầu tại khu vực nghiên cứu được thể hiện tại Bảng 4.1.13

Bảng 4.1.13. Đặc điểm thành phần loài động vật vùng ven bờ sông Cầu

TT Lớp Bộ Họ Loài

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Chim 4 66.7 11 73.3 19 79.2

2 Bò sát 1 16.7 3 20.0 3 12.5

3 Ếch nhái 1 16.7 1 6.7 2 8.3

Tổng 6 100 15 100 24 100

Bảng 4.1.13 cho thấy, thành phần loài động vật tại khu vực nghiên cứu

chủ yếu thuộc ba lớp là lớp chim, lớp bò sát, lớp ếch nhái với 6 bộ, 15 họ và 24 lồi điều tra được. Trong đó, lớp chim chiếm ưu thế với 4 bộ, 11 họ và 19 loài như Chim sâu (Dicaeum concolor), Chào mào (Pycnonotus jocosus), Họa mi (Garrulax canorus),… Các lồi thuộc lớp bị sát, ếch nhái xuất hiện rất ít, chủ yếu được thu thập qua phỏng vấn người dân địa phương. Kết quả trên cho thấy, mức độ đa dạng của khu hệ động vật ven bờ sông Cầu hiện nay rất thấp, lớp thú gần như đã biến mất mà chỉ cịn xuất hiện một số lồi có giá trị bảo tồn thấp thuộc lớp chim, bò sát,… Nguyên nhân là do hoạt động phá rừng của người dân, do săn bắt quá nhiều khiến động vật mất đi hoặc khơng cịn nơi sống. Bên cạnh đó tính đa dạng của hệ sinh thái thuỷ sinh cũng bị suy thoái và cạn kiệt đến mức báo động, nhiều loài thủy sinh đã khơng cịn xuất hiện. Ngun nhân chủ yếu của sự suy giảm này là do ơ nhiễm mơi trường bởi hố chất, các nguồn thải công nghiệp, sinh hoạt; sự mất môi trường sống và tác động quá mức của con người đã vượt ngưỡng chịu đựng của các hệ sinh thái này.

Vùng ven bờ sơng suối nói chung và ven bờ sơng Cầu nói riêng có những đặc trưng riêng. Điều này được thể hiện rõ qua các đặc trưng về địa hình, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, tài nguyên,… hình thành lên một hệ sinh thái rừng phòng hộ ven bờ - là vùng chuyển tiếp giữa hệ sinh thái dưới nước và hệ sinh thái trên cạn,

nơi có tính đa dạng sinh học cao, có chức năng như một baire sinh thái để bảo vệ dịng sơng và duy trì cảnh quan ven bờ. Do vậy, đây là vùng khá nhạy cảm , mọi tác động tiêu cực của con người lên vùng đệm này đều có thể gây ảnh hưởng xấu và suy thoái nghiêm trọng.

Kết quả điều tra cho thấy, sự xuống cấp môi trường, cảnh quan ven bờ sông Cầu đã và đang ở mức báo động. Đó là tình trạng sạt lở đất ven bờ, xảy ra phổ biến dọc khắp sông Cầu; sự ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước sông Cầu đang dần chuyển từ cục bộ sang tồn diện, do các chất thải có nguồn không xác định, không được kiểm soát đang hàng ngày thải trực tiếp xuống dịng sơng… Thêm vào đó là tình trạng suy thối nghiêm trọng tài nguyên nhất là tài nguyên rừng phòng hộ ven bờ vốn rất đa dạng, phong phú khiến cho rừng phịng hộ ven bờ khơng thể duy trì được chức năng bảo vệ cảnh quan, mơi trường như vốn có của nó. Điều này đã và đang gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống của người dân địa phương vùng ven bờ sông Cầu.

Trước thực trạng trên, những kết quả về cơ sở kỹ thuật cho phục hồi rừng phịng hộ ven bờ sơng Cầu tại khu vực nghiên cứu sẽ là các luận cứ khoa học quan trọng để đề xuất các giải pháp xây dựng và phục hồi rừng phòng hộ ven bờ sơng Cầu, nhằm bảo vệ dịng sơng, bảo vệ mơi trường cảnh quan,… góp phần thúc đẩy q trình phát triển bền vững nơng nghiệp, nông thôn là thực sự cấp thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 72 - 74)