Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 97 - 99)

- Giáo dục: hiện các xã có ba cấp trường: Mầm non, Tiểu học và THCS, các em được sinh hoạt và học tập trong một môi trường

a. cells (.0%) have expected count less than 5 The minimum expected count is 9.33.

4.3.1. Giải pháp kỹ thuật

1. Quan điểm

Trong quá trình phục hồi rừng phịng hộ nói chung và đặc biệt là phục hồi rừng phòng hộ ven bờ cần thiết phải trên quan điểm tôn trọng quy luật của tự nhiên. Trong khi rừng tự nhiên ven bờ sông Cầu hiện nay đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng. Do vậy, việc phục hồi những diện tích rừng cịn lại ven bờ sơng Cầu trở lên cấp thiết hơn bao giờ hết và cần phải được ưu tiên đặc biệt. Làm được điều này chính là chúng ta đã góp phần bảo tồn nét đặc trưng của hệ sinh thái ven bờ, bảo tồn một hình mẫu lý tưởng cho các dự án trồng rừng phòng hộ ven bờ. Bởi mọi biện pháp phục hồi rừng theo quy luật của tự nhiên đều được đánh giá là những lựa chọn tối ưu nhất.

Mặt khác, phục hồi rừng phịng hộ ven bờ sơng suối là phục hồi đồng thời các chức năng kinh tế, sinh thái của rừng. Bởi rừng nói chung và rừng phịng hộ ven bờ nói riêng được coi là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái như: giữ đất, bảo vệ nguồn nước, điều hịa khí hậu, bảo vệ giống lồi, làm đẹp cảnh quan,… Bên cạnh đó, chức năng kinh tế cũng cần phải được chú trọng, bởi đó là bảo vệ và phát triển nguồn sống của người dân, cho sự phát triển chung của đất nước. Vì vậy, nếu quan điểm phục hồi rừng nào thiên về bất kỳ một chức năng nào của rừng thì đều làm giảm thấp giá trị của rừng.

2. Biện pháp

Trong cơng tác phục hồi rừng nói chung và phục hồi rừng phịng hộ ven bờ nói riêng vì sự khơng đồng nhất các yếu tố: đặc điểm thực vật (tổ thành, mật độ, phân bố, sinh trưởng,…); điều kiện lập địa (địa hình, độ dốc, hướng dốc, loại đất,...);… thậm chí ngay trong cùng một trạng thái nên chúng ta cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh một cách tỷ mỉ, xử lý linh hoạt cho từng trường hợp, từng giai đoạn thậm chí từng đám nhỏ. Chính vì vậy, trong cùng

một trạng thái có thể có nhiều giải pháp tác động, nhưng cũng có thể một giải pháp tác động được áp dụng cho nhiều trạng thái khác nhau. Trên cơ sở thống kê phân tích các đặc điểm đối tượng khoanh ni (Mục 4.1.3), QPN 13 - 91, QPN 21 - 98, yêu cầu phục hồi rừng và điều kiện kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phục hồi rừng sau, kết quả được tóm tắt tại

Bảng 4.3.1

Bảng 4.3.1. Một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phục hồi rừng phịng hộ ven bờ sơng Cầu tại khu vực nghiên cứu

Trạng thái

rừng ÔTC đại diện Đặc điểm chung Giải pháp tác động

IIIa1, IIa,

Ic 1; 2; 3; 5; 7; 11;

12

Cây tầng cao: tổ thành chưa đảm bảo, mật độ khoảng 400 cây/ha, phẩm chất kém; mật độ cây tái sinh triển vọng rất thấp 480 - 1800 cây/ha, phân bố không đều. Dây leo, cỏ dại xâm lấn. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với làm giàu rừng IIIa1,IIa 6; 8; 10

Tổ thành cây tầng cao chưa đảm bảo, mật độ thấp, cây chủ yếu 150 - 200 cây/ha, mật độ cây tái sinh triển vọng cao từ 2000 – 3500 cây/ha, phân bố không đều.

IIIa2, IIb 4; 9

Tổ thành cây tầng cao đảm bảo cây chủ yếu, phẩm chất tương đối tốt, đạt 420 – 440cây/ha, ĐTC từ 0,38 - 0,48, mật độ cây tái sinh triển vọng cao khoảng 2000 cây/ha, phân bố đều

Khoanh nuôi bảo vệ và xúc tiến tái

sinh

Để công tác phục hồi rừng mang lại hiệu quả cao, ta không nhất thiết phải áp dụng một cách tuyệt đối hố bất kỳ một giải pháp nào, mà có thể áp dụng kết hợp các biện pháp với nhau. Bảng 4.3.1 chỉ mang tính thống kê những biện pháp tác động chính cho từng đối tượng khoanh ni cụ thể tại khu vực nghiên cứu như những ví dụ mang tính chất tham khảo. Về cơ bản những giải pháp này thực hiện theo QPN 14- 92 và QPN 21 - 98, song cụ thể hơn cho phù hợp với khu vực nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị với từng biện pháp như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp phục hồi rừng phòng hộ ven bờ tại một số xã thuộc lưu vực sông cầu (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)