Hoạt đọng “bốn bảo vệ” của Pháp Cổ Sơn

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 27 - 29)

Chúng ta cùng sinh sống trên trái đất này, giống như một con thuyền mà nếu ta bất cẩn làm hư hại đáy thuyền thì tất cả người ngồi trên đó sẽ bị nhấn chìm xuống đáy biển sâu thẳm; cũng giống như trong cùng một bể cá, chỉ cần một con thải ra chất thải bẩn thỉu thì cả đàn cá trong đó phải chịu cảnh sống trong dơ bẩn ô nhiễm. Người ta thường nói việc ai người nấy quản, chỉ cần quan tâm đến sự an nguy của bản thân là được, không màng tới sống chết của người khác. Tuy vậy, người ta cần hiểu rằng bản thân hoàn cảnh là một chỉnh thể hoàn chỉnh, đến nỗi ngay cả từng hơi thở nhịp đập con

tim của mỗi người chúng ta đều liên quan đến nhau. Do vậy, chỉ cần sống chung dưới cùng một hoàn cảnh xã hội, ta tuyệt đối không được nhìn người khác bị hại mà làm ngơ coi như không liên quan gì đến bản thân mình, thực chất hậu quả trực tiếp hay gián tiếp của nó đều có thể xảy đến với bản thân mỗi chúng ta bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu.

Pháp Cổ Sơn từng tổ chức rất nhiều cuộc tọa đàm về chủ đề “bảo vệ tâm linh”, và cũng thúc đẩy nhiều hoạt động khác như: “bảo vệ các loại hình lễ nghi trong giao tiếp”, “bảo vệ cuộc sống”, “bảo vệ thiên nhiên”… Thực tế, việc chúng tôi làm thì chỉ là như muối bỏ biển, bởi cả môi trường này có biết bao con người, còn sức lực của một nhóm chúng tôi thì có hạn. Tuy vậy chỉ cần có mục tiêu chính xác thì dù có ít người hưởng ứng nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục làm được.

Đầu năm 1993, Pháp Cổ Sơn phát động phong trào “ngày trong sạch”, tất cả hơn 5.000 tín đồ Phật giáo từ khắp các vùng trên địa bàn cùng nhau dọn dẹp vệ sinh môi trường, và có người từng nói rằng sau này môi trường dơ bẩn thì sẽ mời hội viên của Pháp Cổ Sơn đến dọn dẹp. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm, chúng tôi không phải là đội công nhân dọn vệ sinh, mà là người khởi xướng lên quan niệm về “ngày trong sạch”, hy vọng có thể dùng những kiến thức còn chưa sâu sắc của mình mà thu thập được nhiều cao kiến, ý tưởng hay hơn, thúc đẩy phong trào phát triển mạnh hơn. Tôi hy vọng mỗi một gia đình, mỗi một cá nhân đều giống với những tín đồ này, đều tự biết cách chăm sóc gia đình mình, và quan tâm đến môi trường sống của mình nhiều hơn cho dù có đi đến bất cứ nơi đâu đều có thể bảo vệ môi trường sống tại nơi đó. Có như vậy thì môi trường của chúng ta mới trong sạch, lành mạnh và là cõi Niết bàn chốn nhân gian, là cõi bồng lai tiên cảnh. Như vậy thì hoạt động “bốn bảo vệ” – liên quan đến cuộc sống con người của Pháp Cổ Sơn – mới có thể thành công.

---o0o---

Chương 04 - Khơi dậy ánh sáng trong lòng người

Việc làm trong sáng nhân tâm – làm trong sáng lòng người và làm trong sạch xã hội không phải đến ngày nay ta mới cần có, mà nó cần có ngay từ khi hoạt động xã hội của loài người xuất hiện và cũng là một trong những hoạt động cố gắng thúc đẩy phát triển từ sau khi đức Thích Ca Mâu Ni thành Phật.

Nói tới việc khơi dậy ánh sáng trong lòng người, trước hết phải giải thích về ý nghĩa của chữ “ánh sáng”. Gọi là “ánh sáng” ở đây chỉ trí tuệ trong sáng hoặc những niềm hy vọng chính đáng, cũng có thể nói đây là tấm lòng từ bi

nhân từ và vẻ mặt rạng rỡ tin yêu hạnh phúc của con người; nói một cách sâu xa hơn, nó chính là thứ gì đó hội tụ đầy đức tính, hình hài dáng vẻ của đức Phật, và những đặc tính đó chỉ được nhận ra bằng sự giác ngộ.

---o0o---

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)