Sự sống từ đâu mà đến? Cái chết sẽ đi về đâu?

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 66 - 67)

Nhiều người đứng từ lập trường triết học và tín ngưỡng tôn giáo để xây dựng nên lý luận và quan niệm về sự sống và cái chết; có người tin vào thần thông, dùng túc mệnh thông, thiên nhãn thông để nhìn về quá khứ và tương lai; tất cả những điều này chỉ là hy vọng, quan điểm, theo đuổi của con người ta chứ thực chất hoàn toàn không có căn cứ.

Nói tóm lại, thuyết phiếm thần của triết học cho rằng sinh mệnh đến từ chỉnh thể thần, và khi chết đi lại quay trở lại chính nó. Triết học duy vật cho rằng sống và chết đều là hiện tượng vật chất, sống giống như ngọn đèn đang cháy, còn chết đi thì giống như ngọn đèn tắt.

Học giả Nho giáo Trung Quốc từng nói: “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ” – sáng nghe đạo, chiều chết cũng mãn nguyện vậy! rồi cả “sống chết có số”, “phó thác cho trời”, cũng chính là nói sinh tử là do trời định, mặc dù Khổng Tử từng nói: “Vị tri sinh, yên tri tử” – Chưa biết sống, làm sao biết chết. Nhưng trên thực tế Nho giáo chưa từng nói rõ sinh mệnh là gì?

Lão Tử từng nói: “Xuất sinh nhập tử”, đã sinh ra thì nhất định sẽ chết đi; và “nhân chi sinh, động chi tử địa” – khi người sống đã động đế vùng chết. Khi con người ta còn đang sống thì cửa tử đã mở ra. Vì thế, Lão Tử khuyên chúng ta không cần phải lo lắng về vấn đề sinh tử, chỉ cần “tuân theo tự đạo mà quý trọng các biểu hiện của nó”, cũng chính là nói, chỉ cần là người có đạo đức, còn sinh tử hãy để nó tự đến theo lẽ tự nhiên, điều này mới là có đạo lý.

Tôn giáo phương Tây không tin rằng con người có tiền kiếp, họ cho rằng sinh mệnh của con người là do Thượng đế tạo ra, ban tặng cho, khi chết đi cũng là do Thượng đế gọi quay về với thiên quốc. Mọi thứ đều do Thượng đế chi phối, không cần phải lo lắng về sự sống và cái chết, cho dù thế nào cũng coi đây là điều vui vẻ, hạnh phúc.

---o0o---

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)