Giáo dục trong thời kỳ mang thai cha mẹ cần phải làm gương

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 41 - 42)

Giáo dục trong thời kỳ người mẹ mang thai gọi là giáo dục dành cho thai nhi – thai giáo, vậy cần phải giáo dục như thế nào? Liệu có phải dùng ngôn ngữ để dạy không? Hay là dùng văn tự để dạy? Thực ra, ngay từ khi người mẹ vừa bắt đầu mang thai cần phải giáo dục bản thân mình ngay, cần tự dặn mình không được tức giận nóng nảy, không được kích động, không được tham lam, cáu gắt. Bởi nếu tâm trạng người mẹ không ổn định, có vấn đề thì đứa trẻ trong bụng sẽ chịu ảnh hưởng xấu từ chính những hành vi đó. Trong kinh Phật ta có thể thấy đức Thích Ca Mâu Ni rất coi trọng việc giáo dục dành cho thai nhi, và Ngài cũng tự miêu tả lại quá trình mình nằm trong bụng mẹ khi bà thai nghén. Bản gốc bộ Đại Tạng Kinh có cuốn Phật Bản

cho đến khi được sinh ra và sự giáo dục mẹ Ngài dành cho Ngài trong suốt thời kỳ bà mang thai. Trong kinh văn có ghi chép, trong quá trình mang thai, bà có linh cảm như có một vị Bồ tát đang ở trong bụng mình, không hề có chút phiền não, mỗi một cái giơ tay, duỗi chân, mỗi một động tác, ý niệm đều rất uy nghi, dường như đó là một sự lễ phép, phù hợp với tiêu chuẩn của một vị thánh hiền.

Do việc giáo dục thời kỳ mang thai rất quan trọng, cho nên đối với các cặp vợ chồng mới kết hôn, nếu có kế hoạch sinh con thì tôi thường khuyên họ nên chuẩn bị ngay chế độ giáo dục cho thai nhi, sửa đổi những thói quen không tốt trong sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phải tuân theo quy củ, bằng không khi mang thai mà người mẹ vẫn còn uống rượu bia, đánh bài, hút thuốc, thậm chí hút thuốc phiện sẽ trực tiếp hạ độc hại chính đứa con trong bụng mình. Nếu đợi sau khi mang thai rồi mới bắt đầu chú ý đến việc giáo dục thời kỳ thai nhi, tôi e rằng là quá muộn, không chỉ vậy khi đó thói quen đã hình thành và khó sửa đổi.

---o0o---

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)