Một vài ý kiến dành cho chính phủ và xã hộ

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 40 - 41)

Vì hạnh phúc của thanh niên thời hiện đại, tôi có bốn ý kiến dành riêng chính phủ và xã hội của chúng ta:

Thứ nhất, dành riêng cho những thanh niên không cùng chí hướng, không cùng thiên bẩm có được môi trường giáo dục học tập, phát huy tài năng và môi trường làm việc tốt nhất.

Thứ hai, cần tôn trọng những thanh niên từng đánh mất lòng tự tin và có cảm giác thất bại, sử dụng cơ sở vật chất trong ngành giáo dục và các nguồn tư liệu khác trong xã hội giúp đỡ họ khôi phục lại sự tự tin.

Thứ ba, khích lệ các cơ quan địa phương và quần chúng nhân dân tổ chức hoạt động dành riêng cho thanh niếu niên, thúc đẩy phát triển thể lực cùng ý chí phấn đấu dũng cảm, khiến họ thành công, tự khẳng định lại bản thân. Thứ tư, không nên dùng điểm số học tập ở trường lớp, hay mức độ nổi danh thiên hạ, sự giàu nghèo, quyền thế mạnh yếu, địa vị cao thấp làm tiêu chuẩn đánh giá con người, mà ta nên cân đo chúng bằng sự nỗ lực của cá nhân. Phàm là người tận tâm, tận lực tự ý thức trưởng thành, giúp ích cho người khác là một người thành công đích thực.

Toàn thể xã hội đều có trách nhiệm trước sự trưởng thành của thanh niên hiện đại. Do lòng người hoang mang, xã hội bất an khiến cho thanh niên cảm thấy bàng hoàng, lo lắng không yên. Vì thế mà Pháp Cổ Sơn đặc biệt quan tâm đến việc đề xướng hoạt động “tứ an” – an tâm, an thân, an bề gia thất, và an định sự nghiệp, huy động tất cả mỗi cá nhân chúng ta cùng chung sức sáng lập ra một thế giới ổn định, hòa bình, vui vẻ, giàu có.

---o0o---

Chương 06 - Phật pháp và giáo dục

“Phật” có ý nghĩa là “giác ngộ”, và cũng có nghĩa là trí tuệ. Giáo dục trong Phật pháp bắt đầu từ lập trường và thái độ về trí tuệ để thúc đẩy công năng giáo dục cảm hóa của từ bi.

Vậy “từ bi” là gì? “Từ” tức chỉ việc đem lại niềm vui cho người khác, còn “bi” chỉ cứu vớt đau khổ, khổ nạn của con người. Sauk hi cứu thoát con người khỏi đau khổ, một mặt từ bi đem lại cho họ niềm hạnh phúc, một mặt mang tới cho họ môi trường yên vui.

Trong cuộc đời này, đâu là nơi không còn đau khổ nữa? Có ai không muốn hưởng yên vui an nhàn không? Vì vậy, trên lập trường của Phật pháp, đối tượng giáo dục không có tiêu chuẩn đặc biệt. Trong bốn điều nhận thức chung của Pháp Cổ Sơn, thì điều chúng tôi đề xuất là: “giáo dục toàn diện, thực hiện quan tâm toàn diện”. Đây không chỉ là phương pháp giáo dục của Pháp Cổ Sơn, mà có thể nói đây là phương pháp giáo dục của Phật giáo.

---o0o---

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)