Nguyện thệ hay còn được gọi là phát đạo tâm, phát Bồ đề tâm, từ phàm phu đến thành Phật, có thể chia thành năm tầng thứ.
Chữ đạo trong chữ “đạo tâm” giống như một lộ trình trong cuộc sống. Lịch trình và phương hướng của sinh mệnh được gọi là đường nhân sinh. Con người ta sống trong thế giới này đều có con đường đi cho riêng mình, hơn nữa đều có mục tiêu nhân sinh dài ngắn cho hành trình, học tập là mục tiêu gần nhất trong tầm tay, nhìn xa hơn về phía trước, vì thế trên con đường nhân sinh nhất định sẽ bước từ những bước đi đầu tiên, sau rồi cứ thế tiến từng bước nhẹ nhàng.
Vì thế có thể thấy, phát đạo tâm phải bắt đầu từ bước đi làm người, làm tốt bổn phận của một người, trang bị đầy đủ nhân cách và phẩm đức. Nếu ngay cả những điều kiện cơ bản nhất để làm người cũng không có được thì sẽ có người chửi cho rằng “miệng nam mô bụng bồ dao găm”.
Vì sao lại thế? Thứ nhất, họ thật sự rất đáng thương, không biết làm thế nào để trở thành người tốt. Thứ hai, họ không thể tự chủ, khi chịu sự cám dỗ, kích thích, uy hiếp của môi trường không làm chủ được bản thân.
Lý tưởng của Pháp Cổ Sơn là “nâng cao phẩm chất, xây dựng nhân gian tịnh độg”, bắt đầu từ nền tảng con người, hy vọng mọi người trang bị thân phận của mình, diễn tốt vai diễn của mình, thể hiện một cách đúng mực. Cũng chính là nói, muốn phát đạo tâm thành Phật đầu tiên hãy tự nhủ bản thân phải là một người tốt.
---o0o---
02. Thiên đạo
Hành nhân đạo chỉ là sự nỗ lực hết bổn phận, hết trách nhiệm; tu hành thiên đạo lại là sự cống hiến, phục vụ của mình với đại chúng xã hội, coi toàn thế giới trở thành phạm vi quan tâm, cống hiến, phục vụ của mình. Những người có tâm lượng như vậy mới làm được nhiều việc lớn, mới tích lũy được công đức thiên quốc.
Nhưng người hành thiên đạo chỉ nghĩ đến con người ở trái đất này mà không nghĩ đến nửa còn lại của thế giới, cũng không nghĩ đến chúng sinh khác và cái tâm luôn phải có suy nghĩ theo đuổi thiên phúc.
---o0o---
03. Giải thoát đạo
Tiếp theo là giải thoát đạo. Đó là phải gạt sang bên thế giới thân tâm tứ đại, ngũ uẩn, khiến nghiệp ác không khởi lên,phiền não không sinh, vượt qua bể khổ sinh tử của ba cõi.
---o0o---
04. Bồ tát đạo
Hành Bồ tát đạo là con đường thiện và công đức của đạo giải thoát, không chỉ có thể kết lương duyên trong quảng đại nhân gian mà càng có thể coi tất cả chúng sinh của mười phương ba đời trở thành đối tượng phục vụ, cống hiến, quan tâm, vả lại làm thiện không có nghĩa là vì cầu phúc đáp. Đại thừa Phật pháp luôn khích lệ con người ta hành đạo Bồ tát, người hành đạo Bồ tát nhất định phải bắt đầu từ hứa nguyện, phát nguyện, hoàn nguyện.
---o0o---
05. Phật đạo
Cuối cùng, tầng cao nhất là Phật đạo, chính là “vô thượng Bồ đề tâm”, là “A nậu đa la Tam miệu tam bồ đề”. Bát nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cương và nhiều kinh điển khác đều khích lệ chúng ta phát tâm cầu vô thượng chính đẳng chính giác, không chỉ có một trái tim nhân đạo và thiên đạo mà còn phải có trái tim giải thoát đạo, trở thành tâm Bồ tát đạo, khi trở thành Bồ tát tâm viên mãn, cũng là khi hoàn thành được con đường Phật vô thượng.
---o0o---
Chương 11 - Sự tôn nghiêm của sinh tử
Sinh và tử là một chủ đề rộng lớn và sâu sắc. Những người khác nhau có những quan điểm và lập trường khác nhau. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, chủ đề này dần dần nhận được sự quan tâm của các nhân sĩ phương Đông, phương Tây, được nhiều học giả thảo luận từ các khía cạnh triết học, tôn giáo, y học…
---o0o---