Nhìn lại mình bằng lòng hổ thẹn, nhìn nhận thế giới bằng lòng biết ơn

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 36 - 37)

mọi áp lực về mặt xã hội cũng giảm đáng kể, quả báo phải gánh chịu cũng ít đi, và đặc biệt đem lại nhiều lợi ích cho hạnh phúc gia đình, thăng tiến trong sự nghiệp, và sự hòa thuận trong xã hội. Do đó mà mỗi cá nhân chúng ta phải luôn luôn giữ được lòng sám hối trong tâm mình.

---o0o---

IV. Nhìn lại mình bằng lòng hổ thẹn, nhìn nhận thế giới bằng lòng biết ơn ơn

Phật pháp có tám vạn bốn nghìn phương pháp tu hành, có thể nói là vô số vô lượng. Bởi con người có vô vàn phiền não và rắc rối, vì vậy, Phật pháp cũng phải có tương ứng vô vàn phương pháp giải quyết rắc rối đó dưới nhiều góc độ khác nhau. Còn việc làm sao để nội tâm phát ra ánh hào quang thì có rất nhiều cách, ngoài hổ thẹn và sám hối, ta còn có thể dùng lòng biết ơn để nhìn nhận thế giới này.

Rất ít người nhớ đến ân huệ mà người khác dành cho mình, ngược lại họ thường hay ghi nhớ công sức và sự cố gắng nỗ lực mình bỏ ra là bao nhiêu. Thực ra, nếu suy nghĩ tường tận thì những gì mỗi người đầu tư công sức bỏ ra là nhỏ bé, nhưng thành quả đạt được lại thật nhiều. Ví như về mặt thời gian thì khi bài viết này hoàn thành sẽ có lịch sử 2.500 năm bởi nguồn gốc Phật pháp trong tôi bắt nguồn và hình thành dần từ những tri thức về cái thiện của thời sư phụ, sư tổ của tôi, thậm chí từ cả thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bởi một người không thể tự trở thành cao tăng hay sư tổ được. Xét về mặt không gian, sự in ấn, xuất bản, phát hành của bài viết này là kết quả từ chính sự đóng góp lớn lao sức người sức của cùng với trí tuệ, tâm lực của biết bao con người.

Cho nên bất cứ việc gì đều có mối nhân duyên tương quan của riêng nó, vì thế mà chúng ta có được ân huệ của vô vàn chúng sinh. Dù là một hạt thóc nhỏ bé nhưng cũng đủ để đại diện cho sự cống hiến, mồ hôi công sức của

nhiều người. Chu Tử răn dạy người đời rằng: dù là miếng cơm hay miếng cháo, ta đều phải biết có được nó không dễ dàng gì, dù là sợi tơ hay sợi chỉ thì cũng phải gian khổ mới tạo ra được nó. Đây cũng chính là quan niệm biết ơn, uống nước nhớ nguồn của nhân gian.

Một khi trong tâm luôn có quan niệm biết ơn người khác thì ta luôn nghĩ đến việc làm sao để đền áp công ơn này. Còn nếu muốn báo ơn nhất thiết bản thân phải tự trưởng thành, tự hoàn thiện, có nghĩa là từ trong lòng mình ta phải tự biết cách phát ra ánh sáng của sự từ bi, ánh sáng của trí tuệ, khiến cho con người của ngày hôm nay và con người của mai sau nhìn thấy nó, được hưởng thơm lây và giúp họ phát ra hào quang của chính bản thân mình.

---o0o---

Chương 05 - Môi trường sống và sự an định của thanh niên thời hiện đại

Nếu tầng lớp thanh niên hiện đại biết cách giúp bản thân an định thân tâm trước mọi tình huống, mọi sự việc, mọi tầng lớp, thì điều đó có nghĩa là họ đã biết an thân trong mọi hoàn cảnh, họ đã thành công trong việc tự an tâm, được thế họ sẽ gặp thuận lợi trong mọi hoàn cảnh.

Hòa với nhịp độ thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh sống, cái tâm của giới trẻ ngày nay cũng bị cuốn xoáy theo thay đổi đó, trừ một bộ phận nhỏ thanh niên ra, đa số trong họ đồng ý tiếp nhận những cơn chấn động buồn khổ này, khiến họ càng không thể an định được.

---o0o---

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)