Giáo dục thời kỳ thiếu nhi thiết lập tín ngưỡng tôn giáo

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 43 - 44)

Giáo dục trong trường học có thể chia thành giáo dục về tri thức, giáo dục về nhân cách, và giáo dục về kỹ năng.

Giáo dục về kỹ năng là dạy cho học sinh học được một nghề nghiệp nào đó để sau này dễ dàng mưu sinh kiếm sống; giáo dục về tri thức là hình thức truyền thụ lại kiến thức, học vấn cho người học, còn giáo dục nhân cách là sự dạy dỗ nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức cho con người. Trong ba loại hình giáo dục nói trên thì giáo dục nhân cách quan trọng nhất, cơ bản nhất. Tôi có ba yêu cầu đối với học sinh theo học trung tâm nghiên cứu Phật học Trung Hoa do tôi sáng lập ra: thứ nhất là phải có đạo tâm – tức phải có nhân, lễ, nghĩa, trí, tín; thứ hai là phải có sức khỏe, thứ ba là phải có học vấn. Dù trung tâm nghiên cứu của chúng tôi chỉ truyền thụ kiến thức và học vấn, nhưng tôi khuyến khích các học viên đặt đạo tâm lên hàng đầu.

Vậy đạo tâm là gì? Đó là giáo dục nhân cách, giáo dục nhân phẩm. Một người nếu không có đạo tâm chứng tỏ nhân cách của anh ta không tốt, phẩm chất của anh ta kém; một người phẩm cách không tốt thì dù có học vấn cao đến đâu thì cũng chẳng có lợi gì cho xã hội, cho thế giới này. Đặc biệt là kẻ có nhân phẩm xấu xa nhưng có học vấn cao, họ dễ dàng dựa vào trí thông minh mà làm điều xằng bậy, phạm tội ác, và hậu quả thì thật khó tưởng tượng, thà rằng học vấn thấp kém hơn một chút nhưng có nhân phẩm đạo đức thì vẫn tốt hơn.

Thứ hai là sức khỏe. Ngoài việc khỏe mạnh về thể chất cần có sự lành mạnh về tinh thần, về tâm lý. Nếu thân thể và tâm lý không khỏe mạnh, không lành mạnh thì chính người đó tự gây phiền nhiễu, đau khổ, tự làm phiền mình và cũng mang lại không ít rắc rối, gánh nặng và đau khổ cho những người sống xung quanh.

Giáo dục trong trường học không chỉ nghiêng về ba phương diện giáo dục nhân cách, thân thể khỏe mạnh, tâm hồn trong sáng, và truyền thụ kiến thức, mà cần phải học tập quan điểm ai cũng nhận được sự giáo dục như nhau của Khổng Phu Tử, không được thất vọng về bất cứ ai. Đây cũng là quan điểm nhìn nhận của Phật pháp, tất cả chúng sinh đều có mang nhân cách của đức Phật, ai cũng có thể trở thành Phật, vì vậy họ đều được chỉ bảo dạy dỗ, chỉ có điều là trong hoàn cảnh khác nhau thì áp dụng phương pháp giáo dục tương ưng thích hợp – đây là nguyên tắc cơ bản trong giáo dục Phật pháp.

---o0o---

Chương 07 - Gia đình đầm ấm và sự nghiệp thành công

Trên lập trường của người tu thiền bàn luận về gia đình đầm ấm và sự nghiệp thành công thì ta có thể dùng hai câu để biểu thị: “Dốc toàn tâm toàn lực chăm sóc gia đình, dùng cả tính mệnh đầu tư vào sự nghiệp.”

Mỗi thành viên trong gia đình ai cũng dốc toàn tâm, toàn lực chăm sóc gia đình, dù giàu nghèo sang hèn ra sao thì mọi thành viên già trẻ trong nhà cũng nhất định có được sức khỏe và niềm vui. Còn nếu dùng toàn bộ sinh mệnh đầu tư cho sự nghiệp, dù địa vị cao thấp thế nào cũng được hưởng thành quả do mình tạo ra.

---o0o---

Một phần của tài liệu Binh-An-Trong-Nhan-Gian-HT-Thanh-Nghiem (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)