Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 44 - 46)

11 Từ ngày 17/10/2018, VBI được Bộ Tài chính cấp giấy phép điều chỉnh số

2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VBI từ năm 2017 đến năm 2019

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng tài sản 1.697.617 2.123.722 3.156.559

- Tài sản ngắn hạn 1.204.164 1.790.368 2.623.838

- Tài sản dài hạn 493.453 333.354 532.721

Vốn chủ sở hữu 613.733 583.756 1.246.964

Doanh thu phí bảo hiểm 888.675 1.257.267 1.730.758

Lợi nhuận gộp hoạt động kinh

doanh bảo hiểm 148.817 209.996 320.062

Doanh thu hoạt động tài chính 103.142 131.110 145.149

Lợi nhuận hoạt động tài chính 83.127 100.054 110.636

Chi phí quản lý doanh nghiệp 148.253 210.618 304.843

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 83.691 100.658 125.855

Lợi nhuận khác 836 2.270 4.335

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 67.456 81.070 103.753

(Nguồn: Báo cáo tài chính củaTổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2019)

Qua bảng 2.2. có thể thấy, trong giai đoạn 2017 - 2019, Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam liên tục tăng trưởng về quy mô tổng tài sản, doanh thu phí bảo hiểm và lợi nhuận. Tốc độ tăng doanh thu phí bảo hiểm qua các năm đều ở mức 38% - 40%.

Doanh thu hoạt động đầu tư chủ yếu tới từ lãi tiền gửi, tiền cho vay, lãi đầu tư trái phiếu, lãi chênh lệch tỷ giá và doanh thu khác từ hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động đầu tư không nhiều như doanh thu phí bảo hiểm nhưng tỉ lệ lợi nhuận sinh ra cao hơn doanh thu phí bảo hiểm. Cụ thể trong năm 2019, cứ 100 đồng doanh thu hoạt

động đầu tư thì có 76.2 đồng lợi nhuận trong khi đó 100 đồng doanh thu phí bảo hiểm sinh ra 18.5 đồng lợi nhuận.

Năm 2019 có mức tăng trưởng vượt bậc về Tổng tài sản, đặc biệt là Tài sản ngắn hạn. Kết quả như vậy do việc VBI thay đổi cơ cấu đầu tư, tập trung vào đầu tư ngắn hạn và chứng khoán kinh doanh trong năm 2019.

Vốn chủ sở hữu trong năm 2019 có mức tăng trưởng đột biến do ảnh hưởng của phần thặng dư vốn cổ phần tăng thêm đến hơn 420 tỷ đồng.

Như vậy, có thể thấy trong giai đoạn 2017 - 2019 thì 2019 là một năm kinh doanh có hiệu quả cao nhất của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 44 - 46)