Phạm vi, mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 36 - 38)

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊRỦI ROTRONG HOẠT ĐÔNG KINH DOANH BẢO HIỂM

2.1.3.Phạm vi, mục tiêu và lĩnh vực kinh doanh

- Phạm vi kinh doanh: Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và các hoạt động khác theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm, các văn bản hướng dẫn thi hành và Giấy phép trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài.

- Mục tiêu kinh doanh:

✔ Xây dựng một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ chuyên nghiệp; cung cấp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ và chất lượng cao tại thị trường Việt Nam và nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi ích, đảm bảo an toàn và phát triển vốn góp của các Cổ đông.

✔ Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác nhằm:

Gia tăng giá trị cho các Cổ đông;

Tạo việc làm ổn định nâng cao thu nhập cho người lao động; Đóng góp cho ngân sách nhà nước.

✔ Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty, phát triển Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh, cải thiện điều kiện việc làm cho người lao động.

✔ Kinh doanh phù hợp với chiến lược hoạt động và lợi ích của các Cổ đông. - Nội dung hoạt động: Tổ chức, triển khai và quản lý hoạt động kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác phù hợp với quy định của Pháp luật bao gồm:

✔ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc: Kinh doanh tất cả các loại sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ theo quy định của Pháp luât;

✔ Kinh doanh tái bảo hiểm: Nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật;

✔ Đề phòng, hạn chế rủi ro, tổn thất;

✔ Giám định tổn thất: Giám định, điều tra, tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định tổn thất, xét giải quyết bồi thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn;

✔ Đầu tư vốn bao gồm các hoạt động sau đây:

Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh;

Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ; Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;

Đầu tư kinh doanh bất động sản;

Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; Gửi tiền tại các tổ chức tín dung.

✔ Các hoạt động đầu tư, dịch vụ tài chính và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 36 - 38)