Nhận diện rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 48 - 49)

11 Từ ngày 17/10/2018, VBI được Bộ Tài chính cấp giấy phép điều chỉnh số

2.3.2.1 Nhận diện rủi ro trước khi cấp đơn bảo hiểm

- Đối với nghiệp vụ xe cơ giới:

VBI thường sử dụng phương pháp thống kê tỷ lệxảy ra rủi ro, tỷ lệ bồi thường đối với từng khách hàng, đối tượng bảo hiểm (Tỷ lệ bồi thường của xe ô tô của các đơn vị hành chính sự nghiệp, của các đơn vị kinh doanh vận tải, xe đầu kéo, xe chở khách...) ít nhất là 2 năm liên tiếp để biết tỷ lệ bồi thường là cao hay thấp và quyết định là có cấp đơn cho khách hàng tiếp hay không.

Đối với những đơn bảo hiểm mà cán bộ kinh doanh cấp đơn trực tiếp thì chỉ riêng với những xe được mua đi bán lại hoặc đã được sử dụng thì bắt buộc phải chụp ảnh trực tiếp để biết xe có bị trầy xước, đủ phụ kiện khi tham gia bảo hiểm hay không và cung cấp cho phòng bồi thường lưu hồ sơ để làm căn cứ bồi thường khi xảy ra tổn thất.

Đối với những đơn bảo hiểm xe cơ giới thông qua hệ thống đại lý là các showroom, garage và các ngân hàng, tổ chức tài chính khác thì việc nhận diện rủi ro cũng được thực hiện bằng việc chụp ảnh trực tiếp xe tham gia bảo hiểm nhưng việc thẩm định cấp đơn lại không phải do nhân viên của VBI cấp mà do cán bộ của các đại lý trên thẩm định.

- Đối với nghiệp vụ cháy nổ tài sản thì việc nhận diện rủi ro sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước:

Khách hàng trả lời những câu hỏi trong Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro mà bên VBI cấp trong đó có các thông tin liên quan đến ngành nghềkinh doanh, xếp loại nguy cơ tổn thất và lịch sử tổn thất của khách hàng trong quá khứ.

Cán bộ trực tiếp xuống điều tra thông tin tại hiện trường, chụp lại hình ảnh nhà xưởng, máy móc thiết bị, thu thập các biên bản kiểm tra, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy do Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy cấp. Nếu cơ sở kinh doanh của khách hàng đủ các giấy tờ cũng như đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tình trạng tổn thất thấp thì được cấp đơn, nếu không thì sẽ bị loại.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển: Việc nhận diện rủi ro cũng được thực hiện bằng phương pháp thống kê qua các năm về tỷ lệ tổn thất của từng khách hàng, từng đối tượng bảo hiểm qua các năm. Ví dụ như thống kê tỷ lệ tổn thất của các doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa là hàng xá, thức ăn gia súc, tỷ lệ mất trộm của các hàng hóa trong quá trình vận chuyển như sắt thép, than...

- Đối với bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn diện: Việc nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc thống kê số ngày nằm viện hay quá trình điều trị bệnh của khách hàng tại các bênh viện lớn và thường là sau 30 ngày đăng ký thì khách hàng mới được cấp thẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 48 - 49)