Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 78 - 82)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊRỦI RO 3.1 Những cơ hội và thách thức của VB

3.4.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay hệ thống pháp luật về bảo hiểm ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, các văn bản pháp luật luôn phải sửa đổi, bổ sung, tính linh hoạt chưa cao, còn nhiều kẽ hở, chưa quản trị được hết các hoạt động của thị trường bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm ra đời từ năm 2010 đến nay đã tỏ ra lạc hậu, không còn phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Bên cạnh đó tính pháp trị của các văn bản pháp luật còn chưa cao, chưa đưa ra được những chế tài chặt chẽ, mang tính răn đe với các hành vi vi phạm, hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm. Cùng với đó là thói quen chậm tư duy, đổi mới của các doanh nghiệp bảo hiểm do được Nhà nước bảo hộ. Điều này sẽ gây tác hại rất lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm khi mà thị trường bảo hiểm sẽ mở cửa trong tương lai gần. Từ thực trạng về môi trường pháp trị nêu trên thì đòi hỏi Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế chính sách, thay đổi về tư duy quản trị, nhằm xây dựng một môi trường pháp trị lành mạnh, giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm có địnhhướng để phát triển.

Thứ nhất, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động kinh doanh bảo hiểm để thị trường phát triển lành mạnh, an toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập, bảo đảm tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nói chung và của VBI nói riêng.

Thứ hai, trợ giúp cho hoạt động của các công ty bảo hiểm về kinh doanh cũng như công tác đào tạo cán bộ quản trị rủi ro.

Thứ ba, Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, ưu tiên phát tri ển các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ có tính chất đầu tư dài hạn, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu triển khai các sản phẩm bảo hiểm nông, lâm, ngư nghiệp, chú trọng mởrộng phạm vi hoạt động đến các vùng sâu, vùng xa, qua đó tăng doanh thu cho các doanh nghiệp bảo hiểm và góp phần giảm bớt gánh nặng rủi ro cho các đồng bào dân tộc miền núi khỏi thiên tai, lũ lụt.

Thứ tư, Nhà nước mà trực tiếp là Cục Giám sát bảo hiểm trực thuộc Bộ Tài chính cần xây dựng hệ thống thông tin chung của ngành về các thông tin cảnh báo rủi ro. Hiện tại các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất cần thông tin về lịch sử tổn thất, trục lợi bảo hiểm và nợ đọng phí bảo hiểm để đánh giá rủi ro trước khi chấp nhận bảo hiểm.

Thứ năm, Nhà nước có cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp bảo hiểm tự bổ sung vốn điều lệ cho phù hợp với tính chất hoạt động và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp bảo hiểm chủđộng hơn trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thanh toán trong trường hợp tổn thất lớn liên tiếp xẩy ra. Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa như hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam sẽ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty bảo hiểm có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thế giới, do đó ngay từ lúc này các doanh nghiệp cần phải đầu tư mạnh hơn nữa vào việc xây dựng thương hiệu, thiết lập được thị phần vững chắc.

Thứ sáu, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hoá công nghệ quản trị kinh doanh, từ đó nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu tình trạng trục lợi bảo hiểm, tham nhũng. Đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ trình độ theo các chuẩn mực quốc tế, được thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước để quản trị một số lĩnh vực hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ bảy, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Cần có luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, có các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhằm tạo hành lang pháp trị thuận lợi cho các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh nghiêm túc.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đã được chỉ ra ở chương 2 cũng như định hướng phát triển kinh doanh của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thời gian tới, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam thời gian tới, gồm: Thực hiện đúng quy trình khai thác, Thực hiện đúng quy trình bồi thường, Đa dạng hóa sản phẩm, Áp dụng phần mềm quản lý nghiệp vụ, đổi mới công nghệ quản lý một cách thống nhất, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và sự phối hợp giữa các bộ phận, Sử dụng cán bộ, phân công nhiệm vụ đúng chuyên môn nghiệp vụ, * Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, Hoàn thiện mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Ngăn chặn và phòng ngừa trục lợi bảo hiểm

Bên cạnh đó, tác giả cũng đã kiến nghị tớ Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và Cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò điều tiết thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam – một số giải pháp nhằm tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, cạnh tranh lành mạnh và phát triển an toàn cho các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và VBI nói riêng, gồm: Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

1. Báo cáo tài chính các năm 2017, 2018, 2019 của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

2. Báo cáo thường niên các năm 2017, 2018, 2019 của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

3. Đoàn Minh Phụng (2010), Giáo trình bảo hiểm phi nhân thọ, Nhà xuất bản Tài chính.

4. Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 và Luật sửa đổi Luật kinh doanh bảo hiểm các năm 2010, 2019

5. Nguyễn Văn Định (2012), Giáo trình bảo hiểm, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Trang 78 - 82)