8. Phương pháp nghiên cứu
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm người khuyết tật
1.2.1.1. Khái niệm
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, 1999:
- Khiếm khuyết (ở cấp độ bộ phận cơ thể): tình trạng bị mất hoặc tình trạng bất bình thường một hay các bộ phận cơ thể hoặc chức năng tâm sinh lý. Khiếm khuyết có thể là hậu quả cảu bệnh tật, tai nạn, các nhân tố môi trường hoặc bẩm sinh.
- Giảm khả năng (ở cấp độ cá nhân): giảm hoặc mất khả năng hoạt động do khiếm khuyết gây ra; hạn chế hoặc mất chức năng (vận động, nghe hoặc giao tiếp).
- Tàn tật (ở cấp độ xã hội): những bất lợi mà một người phải chịu do bị khiếm khuyết. Hậu quả của sự tương tác giữa một cá nhân bị khiếm khuyết hoặc giảm khả năng với những rào cản trong môi trường xã hội, văn hóa hoặc vật chất là cá nhân này không thể tham gia một cách bình đẳng vào cuộc sống cộng đồng chung hoặc hoàn thành một vai trò bình thường.
Trong Điều 1 trong “ Pháp lệnh về người tàn tật” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa: người tàn tật “ không phân biệt nguồn gốc gây ra
tàn tật, người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn” ( Ủy ban thường vụ quốc hội,
Pháp lệnh về người tàn tật, [17, Điều 1], 1998)
Trong khuôn khổ luận văn, người nghiên cứu đã áp dụng khái niệm về NKT của Ủy ban thường vụ quốc hội trong điều 17, Pháp lệnh về người tàn tật để làm cở sở nghiên cứu.
1.2.1.2. Phân loại Phân loại chung
Để phân loại khuyết tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng phương pháp phân loại của WHO, trong đó khuyết tật được chia làm 7 loại chính như sau:
- Khuyết tật thể chất/vận động (chẳng hạn như cụt tay chân, tê liệt, bại liệt, tật bẩm sinh ở chân và những dị tật bẩm sinh khác);
- Khuyết tật nghe/nói (giao tiếp); - Khuyết tật nhìn;
- Khuyết tật về khả năng học tập (nhận thức hoặc trí tuệ).
- Hành vi lạ (do bệnh về tâm thần như trầm cảm và tâm thần phân liệt gây ra); - Động kinh;
- Những khuyết tật khác, chẳng hạn bệnh phong. Phân loại các dạng khuyết tật vận động
Khuyết tật vận động có thể được chia làm hai loại:
- Khuyết tật vận động bẩm sinh bao gồm tê liệt não, chứng nứt đốt xương sống, hội chứng tạo xương bất toàn, viêm dính đa khớp bẩm sinh, lùn bẩm sinh và cắt cụt. Một số loại khuyết tật khác cũng được bao gồm liệt kê cùng với các loại kể trên. - Khuyết tật vận động di chuyển liên quan tiếp nhận: bao gồm các chứng chấn thương sọ não, đột quỵ, cắt cụt, loạn dưỡng cơ bắp, viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, nhược cơ năng, chấn thương tủy sống và bại liệt.
Trong khuôn khổ luận văn, do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm, người nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu NKT vận động do tai nạn và NKT vận
động do bẩm sinh. NKT vận động cũng chiếm số lượng chủ yếu trên địa bàn thị xã với 20% tổng số NKT.
1.2.1.3. Đặc điểm Đặc điểm chung
Đặc điểm về sinh lý, sức khỏe: sức khỏe không như người bình thường và cần được chăm sóc sức khỏe thường xuyên. Rất nhiều người khuyết tật khi tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bình thường thường khó tiếp cận và không đáp ứng được nhu cầu của họ. Chính vì thế mà người khuyết tật rất ngại đến các trung tâm y tế mà ở đó ngay cả những người không có khuyết tật cũng phải chờ đợi rất lâu và nặng về thủ tục hành chính. Ở một số nước đã có những dịch vụ chăm sóc y tế chuyên biệt cho người khuyết tật tạo điều kiện rất thuận lợi cho họ hoặc nếu những người khuyết tật cần đến bệnh viện hay các cơ sở y tế, họ sẽ được ưu tiên thăm khám tại nhà.
Đặc điểm về tâm lý: tâm lý chung ở người tàn tật là mặc cảm, tự ti và bi quan về tật nguyền của mình. Chính cách sống này khiến họ trở nên rất thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, ngay cả những vấn đề liên quan trực tiếp tới bản thân họ đó là quyền lợi của mình.
Đặc điểm của người khuyết tật vận động
Đặc điểm sinh lý, sức khỏe: Tùy mỗi một dạng khuyết tật vận động có đặc điểm về sinh lý sức khỏe khác nhau và có hỗ trợ ưu tiên đặc biệt đối với nhóm đối tượng khác nhau như: chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng làm chân tay giả, cung cấp xe lăn, máy trợ thính, thiết kế các tiện nghi nhà ở, đường đi lối lại phù hợp ngay cả ở những nơi công cộng. Cụ thể đặc điểm sinh lý sức khỏe ở mỗi dạng tật được trình bày như sau:
+ Đối với khuyết tật bẩm sinh: tê liệt não gây những chấn thương vận động ngoài, thay đổi kiểm soát cơ bắp, bệnh xương thủy tinh dẫn đến sự thay đổi ma trận protein của sợi collagen của xương. Vì vậy người khuyết tật bị những bệnh này cần sử dụng thanh chống, nạng và xe lăn.
+ Khuyết tật di chuyển liên quan tiếp nhận: đột quỵ gây ảnh hưởng tới khả năng vận động và kiểm soát, cảm giác và nhận thức, giao tiếp, chiến tranh tâm lý, cảm xúc và ý thức, những người khuyết tật do đột quỵ dẫn đến khả năng phán đoán khoảng cách, kích thước, vị trí, tốc độ di chuyển, hình dạng và các phần tương quan sẽ bị giảm bớt, họ thường không chú ý đến phần bên trái và tỏ ra bốc đồng; Viêm khớp dạng thấp bao gồm các triệu chứng chán ăn, sụt cân, thân nhiệt giảm nhẹ.. di chuyển của bệnh này cần ba toong, nạng hoặc xe lăn...
Đặc điểm tâm lý:
+ Do bị bệnh, khó khăn đi lại hoặc giao tiếp nên hoạt động lao động giao lưu dễ bị hạn chế hơn so với người bình thường.
+ Do ý thức được sự thiết hụt của cơ thể về vận động, nên họ thường không thích bế hay cõng mà chỉ thích ngồi và lúc nào có thể dùng được xe lăn là họ phát huy tối đa. + Người khuyết tật vận động cũng cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật. Các công việc thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ.
1.2.2. Mặc cảm tự ti
1.2.2.2. Khái niệm:
- Mặc cảm là một cảm xúc, cảm nghĩ bị dồn nén, đẩy vào vô thức, nhưng vẫn tiếp tục chi phối các hành vi.
- Mặc cảm thấp kém: là một trong những khái niệm trung tâm trong tâm lý học tác nhân của Adler. Theo ông, mặc cảm thấp kém là một tổ hợp ý niệm về sự thấp kém của cá nhân được hình thành từ trẻ vì “những khuyết tật của các cơ quan trong cơ thể”. Phong cách sống của cá nhân quy định khả năng khắc phục loại mặc cảm này.
(Nguyễn Khắc Việt (chủ biên), Từ điển tâm lý học, 1991, Nhà xuất bản Ngoại Văn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Hà Nội.)
- Theo Adler: tự ti là có cảm tưởng mình thua kém, phản ứng bằng cách tìm một lối thoát, sống dễ chịu hơn. Theo Adler, đây là căn nguyên chủ yếu của các chứng bệnh nhiễu tâm, chứ không phải tình dục như Freud khẳng định.
- Ngoài ra theo Budisah Mukherjee: Mặc cảm là một tình trạng tâm lý khi một người bắt đầu cảm thấy rằng anh ta hoặc cô ấy là kém hơn so với những người
khác. Nói cách khác, họ tin rằng họ không có kỹ năng và giá trị như các đồng nghiệp của họ. Một số người có ý thức về nó, trong khi những người khác thì không.
(GS.TS Vũ Dũng, Từ điển tâm lý học, 1998-2008, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa) Từ các khái niệm trên có thể khái quát rằng: mặc cảm tự ti là trạng thái cảm xúc cảm nghĩ mà ở đó con người cảm thấy mình thấp kém hơn so với người khác, từ đó họ luôn ý thức rằng mình kém cỏi và không có giá trị. Họ luôn thu mình trong vỏ bọc bi quan và bị những cảm xúc thua kém chi phối toàn bộ đời sống.
1.2.2.3. Đặc điểm:
- Mặc cảm là một tâm bệnh không riêng gì ở những người tầm thường mà cả những người rất nổi tiếng cũng có những mặc cảm riêng.
- Theo Freud, mặc cảm bao giờ cũng bắt nguồn từ những tình huống sống thời trẻ em. Mặc cảm không có nghĩa gì bất thường, không phải là một chứng bệnh mà phải trừ bỏ đi. Đây là một cơ cấu tâm lý bình thường xuất hiện vào một lứa tuổi nhất định, rồi theo đà trưởng thành được giải tỏa dần, được hòa nhập vào những cơ cấu tâm lý của những giai đoạn kế tiếp. Chỉ khi vào quá trình trưởng thành bị rối loạn thì những mặc cảm thời bé mới có những tác hại, đặc biệt gây ra những chứng nhiễu tâm làm cho chủ thể lùi lại có những hành vi như ở thời còn bé.
- Theo Adler, tự ti thông thường xuất phát từ một căn nguyên thực thể như một em bé có một khuyết tật nào đó, chi phối toàn bộ sự phát triển tâm lý, vì phản ứng theo kiểu hung hăng hoặc kiểu thụ động. Kẻ nhiễu tâm tìm cách tự đề cao, làm cho người khác kính sợ hoặc luôn luôn ca thán để người khác quan tâm đến. Triệu chứng nhiễu tâm thuộc loại cơ chế tự vệ, tìm cách tránh những tiếp xúc dễ gây chấn thương tâm lý trong cuộc sống.
- Cũng theo Adler, trong trị liệu, xuất phát từ sự phân tích liên tưởng, mơ mộng, ký ức, chứng minh cho thấy phản ứng tự ti mang tính trẻ con. Tuy nhiên thuyết của Adler về đặc điểm này hiện được ít người vận dụng.
Từ các nghiên cứu của Freud, Adler và một vài nghiên cứu từ các tài liệu tâm lý học có thể tổng hợp các biểu hiện của mặc cảm, tự ti như sau:
Biểu hiện qua nhận thức:
- Nhận thức bị bóp méo, xuyên tạc, không phản ánh hiện thực khách quan. - Thấy mình là nạn nhân của nhiều yếu tố tác động từ gia đình hay môi trường sống hơn là làm chủ bản thân và không làm chủ được vận mệnh của mình.
- Không nhận thức được nhu cầu đích thực của mình là gì, không biết mình thực sự là ai, nhìn mình và người khác có chiều hướng tiêu cực.
- Mọi tình huống cảm thấy mình thua thiệt, bất hạnh và cô đơn. Biểu hiện qua xúc cảm- tình cảm
- Khuyết điểm: tự cho có gì bất thường với mình.
- Xấu hổ: với bản thân, cho rằng lỗi của mình ai cũng biết. - Ân hận: vì đã làm tổn thương ai đó.
- Thấp kém hơn: so với người khác, tôi thua.
- Có những dự đoán bi quan và thổi phồng sự sợ hãi. - Di chuyển từ cực đoan này đến cực đoan khác.
Biểu hiện qua hành vi
- Biểu hiện hành vi một cách bốc đồng, bột phát và lộn xộn hơn là sáng tạo, khẳng định mình.
- Ngại giao tiếp, sợ đám đông, trong mối quan hệ xã hội thấy rõ sự thua kém
1.2.3. Mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động
Mặc cảm tự ti của NKT vận động là trạng thái cảm xúc, cảm nghĩ mà ở đó NKT vận động cảm thấy mình thấp kém hơn so với người khác do chính khiếm khuyết trên cơ thể mình, từ đó họ luôn ý thức rằng mình kém cỏi và không có giá trị như những người xung quanh không có khuyết tật. Họ luôn thu mình trong vỏ bọc bi quan, mặc cảm, tự kì thị bản thân và bị những cảm xúc thua kém chi phối toàn bộ đời sống.
Dựa vào các đặc điểm, biểu hiện của mặc cảm tự ti và các đặc điểm, biểu hiện của người khuyết tật vận động, có thể đưa ra các đặc điểm, biểu hiện về mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động như sau:
1.2.3.2. Đặc điểm:
- Hầu hết những người khuyết tật dù là khuyết tật ở loại nào cũng có mặc cảm về khuyết tật mà họ có. Với người khuyết tật vận động thì mức độ mặc cảm tự ti của họ chủ yếu về ngoại hình, về khả năng đi lại, về khả năng lao động, về sự tham gia xã hội...
- Khuyết tật vận động ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người khuyết tật từ khi họ mang khuyết tật, đặc biệt là dạng khuyết tật không phải do bẩm sinh.
1.2.3.3. Biểu hiện:
Biểu hiện qua nhận thức:
- Người khuyết tật vận động cho rằng mình bị người khác coi thường, thiếu tôn trọng, không được thừa nhận, nhận thức bị bóp méo, xuyên tạc, không phản ánh hiện thực khách quan.
- Người khuyết tật vận động thấy mình là nạn nhân của các dịch vụ không thể tiếp cận được, của sự phân biệt hơn là làm chủ bản thân và ít khi quyết định được vận mệnh của mình.
- Người khuyết tật vận động có mặc cảm không nhận thức được nhu cầu đích thực của mình là gì, không biết mình thực sự là ai, họ nhìn mình và người khác có chiều hướng tiêu cực.
- Trong mọi tình huống xảy ra trong xã hội vì bị cản trở về đi lại nên họ cảm thấy mình thua thiệt, bất hạnh và cô đơn.
Biểu hiện qua xúc cảm- tình cảm - Luôn cảm thấy mình thua thiệt và bất hạnh
- Luôn cảm giác mình là gánh nặng của gia đình và xã hội - Có những dự đoán bi quan và luôn sống trong sợ hãi
- Khi có những khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận giao thông hay công trình công cộng đều có tư tưởng đổ lỗi hoặc đi từ cảm xúc oán trách này đến oán trách khác
Biểu hiện qua hành vi
- Không phát huy khả năng của bản thân, có thể dẫn đến hủy hoại bản thân
- Ngại giao tiếp, chỉ thích ngồi, ngại đi lại, sợ đám đông, trong mối quan hệ xã hội thấy rõ sự thua kém
1.3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Theo số liệu điều tra, Quảng Ninh hiện có hơn 21.000 người tàn tật, chiếm hơn 2% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó Quảng Yên là thị xã có số NKT đông đảo.Thị xã Quảng Yên nằm phía tây nam tỉnh Quảng Ninh, thị xã có diện tích 314 km2, dân số là 139.596 người (2011), gồm có 11 phường và 8 xã. Theo điều tra về người khuyết tật năm 2012 của thị xã thì có 2063 hộ dân có NKT được điều tra trong đó chủ yếu là NKT vận động chiếm 20% còn lại là các dạng khuyết tật khác, về độ tuổi, độ tuổi từ 18-25 chiếm số lượng chủ yếu.
CHƯƠNG 2: MẶC CẢM TỰ TI CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG Ở THỊ XÃ QUẢNG YÊN- TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Thực trạng mặc cảm tự ti của NKT vận động ở thị xã Quảng Yên- QuảngNinh Ninh
Hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích...
Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn trong đó: 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông...
Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến người khuyết tật cũng còn hạn chế. Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008, mới chỉ có 22,9% người biết Pháp lệnh về người khuyết tật, còn tới 77,1% số người không biết. Trong số biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới chỉ nghe