Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý mặc cảm tự ti của người khuyết tật

Một phần của tài liệu 02050001833_2 (Trang 44 - 50)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý mặc cảm tự ti của người khuyết tật

tình cảm cho người khuyết tật, cần đi sâu vào tham vấn cá nhân và nhóm, để hiểu hết những xúc động của họ mới có thể trợ giúp một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

2.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý mặc cảm tự ti của người khuyết tật vậnđộng động

Yếu tố chủ quan

Theo Phân Tâm Học, Bản Ngã khi bị chèn ép, kìm kẹp, giữa hai đối lực đang tranh giành quyền lực và ảnh hưởng. Một bên là Siêu Ngã áp đặt cho tôi những cách làm, những nguyên lý hành động. Đến một lúc nào đó, khi không còn chịu đựng được tình trạng “làm đồ vật, công cụ" để kẻ khác sử dụng và sai khiến, cá nhân bùng nổ, phản loạn, hủy hoại mình. Sau đó họ tố cáo, phê phán, trách móc chính mình, gán cho mình những danh hiệu xấu xa và tệ hại.

Từ những nhìn nhận của thuyết phân tâm ở trên, có thể thấy rằng mặc cảm tự ti bị ảnh hưởng trước hết từ chính bản thân người khuyết tật. Chính bản thân họ với những suy nghĩ tiêu cực, nhìn nhận mọi thứ theo chiều hướng bi quan dẫn đến những nhận thức và hành vi tự ti, mặc cảm.

Đi sâu vào tìm hiểu về việc nhìn nhận bản thân và khuyết tật, trước hết có thể thấy rằng người khuyết tật hạn chế trong nhận thức về khuyết tật của bản thân. Họ luôn cho rằng mình xấu xí và khuyết tật là một điều tồi tệ nhất trong cuộc sống của họ.

Từ bảng trên có thể thấy rằng, sự ám ảnh và sợ hãi về khuyết tật của họ là thường trực trong cuộc sống hằng ngày: “Tôi cảm thấy mặc cảm và tủi thân khi sinh ra không được lành lặn như bao người khác(PVS số 1, nữ, 35 tuổi, người khuyết tật vận động do tai nạn). Chỉ có 4.4 % người khuyết tật coi khuyết tật là một phần cuộc sống của mình. Nếu như người khuyết tật luôn đau khổ và không chấp nhận khuyết tật họ đang có, họ sẽ tìm mọi cách để tránh né khó khăn, luôn chui vào vỏ bọc mặc cảm và lấy khuyết tật để che chắn cho mình:“Bản thân tôi không được may mắn như bao người khác, cảm thấy e thẹn, mặc cảm khi tiếp xúc với mọi người ” (PVS số 2, nam, 30 tuổi, NKT vận động bẩm sinh)

Thêm vào đó, những hạn chế về giao tiếp: như rối loạn diễn đạt, các cá nhân không thể sử dụng đúng ngôn từ phù hợp hoặc các hình thức ngôn từ để giao tiếp; khó khăn trong tiếp cận thông tin, người khuyết tật cảm thấy mình thua kém người khác, thiếu kỹ năng sống, không có kỹ năng để ứng phó với các vấn đề trong cuộc sống. Những hạn chế kể trên đã ảnh hưởng đến tâm lý tự ti của người khuyết tật. Khi được hỏi về các mối quan hệ xã hội như: “trong mối quan hệ xã hội (bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp...) anh/chị cảm thấy cô đơn, không có ai bên cạnh, cảm thấy bị bỏ rơi” 20,4% số người trả lời rằng “luôn luôn” cảm thấy điều này. Nguyên nhân điều này một phần từ bên ngoài tác động nhưng một phần lý do được tạo ra từ chính bản thân người khuyết tật. Họ cho rằng: “tôi không có tài năng và khả năng

làm gì”; “tôi không đủ sức khỏe”, “tôi không muốn đi học vì sợ bạn bè chê cười”(PVS số 3, nam, 32 tuổi, NKT vận động do tai nạn).

Trong thuyết gán nhãn, Erving Goffman lý giải rất rõ nguyên nhân tại sao con người lại tự mình cảm thấy mặc cảm: khởi đầu sự lệch lạc chuyên nghiệp là bị vết nhơ. Vết nhơ là tình trạng mà tên gọi xã hội tiêu cực tác động mạnh làm thay đổi cơ bản nhận dạng xã hội và sự tự nhận thức của một người. Nếu những biểu hiện này kéo dài sẽ có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như: thờ ơ, trầm cảm, tự tử...

Trong phần thực trạng về mặc cảm tự ti của người khuyết tật ở trên đã nêu rõ rằng, hầu hết những người khuyết tật do tai nạn thường tự ti hơn so với những người khuyết tật bẩm sinh. Có thể lý giải điều này dựa trên những quan sát trong quá trình điều tra cũng như việc tìm hiểu tâm sinh lý của người khuyết tật và thuyết gán nhãn. Qua quan sát hầu hết những người khuyết tật bẩm sinh dễ dàng chấp nhận khuyết tật của họ hơn những người khuyết tật do tai nạn. Đối với NKT bẩm sinh, sinh ra khuyết tật gắn liền với cuộc sống của họ, họ coi đó là một phần cơ thể của mình, họ thích nghi với khuyết tật từ nhỏ tới lớn và họ thường có xu thế chấp nhận nó. Những người khuyết tật do tai nạn hay bất kì sự tác động nào khác khiến họ phải trải qua một thời kỳ rất dài để có thể chấp nhận khuyết tật đang có. Trong thời kì này, NKT sẽ phải trải qua những khủng hoảng tâm lý, những ám ảnh về khuyết tật, những dằn vặt trách mình và người khác, những gán nhãn không thể làm gì, những suy nghĩ bất công cho bản thân... (Morris, J, “ Pride against prejudice: transforming attitudes to disability”, [26, tr. 135], 1991, Philadelphia: New Society Publishers). Chính vì những tâm lý thường thấy này (tất nhiên không chỉ có người khuyết tật do tai nạn mà thậm chí cả những người khuyết tật do bẩm sinh cũng có, họ chỉ dễ chấp nhận hơn mà thôi) nếu họ không vượt qua được sẽ kéo theo những hậu quả về tổn thương tâm lý và phó mặc buông xuôi cho số phận, không còn muốn phấn đấu, không còn muốn làm việc, nhất là khi họ bị xã hội từ bỏ, bị gia đình không chấp nhận.

Qua tất cả những yếu tố trên có thể thấy rằng: yếu tố chủ quan từ chính bản thân người khuyết tật là yếu tố dễ dàng mang đến tâm lý mặc cảm tự ti nhất cho

chính bản thân họ. Yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến một loạt các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của NKT khi họ không vượt qua được chính mình. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân người khuyết tật như: khả năng vui chơi- giải trí, học tập, lao động sản xuất...

Yếu tố khách quan

Bên cạnh yếu tố chủ quan tác động lên tâm lý mặc cảm tự ti của người khuyết tật còn có những yếu tố khách quan. Yếu tố khách quan bao gồm các định kiến xã hội và các tổ chức xã hội. Trước hết nghiên cứu đi vào tìm hiểu về sự tác động của định kiến xã hội lên sự mặc cảm của người khuyết tật qua nghiên cứu về người khuyết tật vận động từ 18-40 tuổi tại thị xã Quảng Yên- tỉnh Quảng Ninh.

 Định kiến xã hội

Theo J.P Chaplin định kiến là thái độ tích cực hoặc tiêu cực được hình thành trên cơ sở của các yếu tố cảm xúc, là niềm tin một cách không thiện cảm làm cho chủ thể có cách nghĩ hoặc cách ứng xử tương tự đối với người khác. Theo Kramer (1949) và Mann (1959) định kiến là một thành tố của nhận thức, tình cảm, hành vi. Nó là biểu hiện của trí tuệ, nó khơi dậy tình cảm hoặc xúc cảm của con người, là sự thực thi những suy nghĩ của mình về người khác bằng những hành vi cụ thể. Định kiến bao gồm hai thành tố chính đó là nhận thức và ứng xử.

Như vậy có thể thấy rằng có rất nhiều các quan điểm khác nhau về định kiến. Trên cơ sở một số quan niệm có thể nêu ra định nghĩa định kiến xã hội như sau: định kiến xã hội là những thái độ tiêu cực được nảy sinh trên cơ sở của những cảm nhận không có cơ sở chắc chắn, những đặc điểm bề ngoài, những ấn tượng xấu ...về một cá nhân, về một nhóm người hay một cộng đồng người nào đó trong đó ba yếu tố cơ bản của định kiến đó là nhận thức, xúc cảm và hành vi (GS.Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Giáo trình Tâm lý học đại cương, [8, tr. 57], 1996, NXB Giáo dục).

Định kiến về mặt nhận thức thể hiện ở niềm tin và sự trông đợi đối với các nhóm xã hội khác nhau. Đối với người khuyết tật, định kiến xã hội về mặt nhận thức được thể hiện ở những khía cạnh như: cho rằng nguồn gốc của khuyết tật là do những nguyên nhân của rối loạn sinh học; coi khuyết tật như là một vấn nạn xã hội

mà mọi người phải đối mặt; nghĩ rằng người khuyết tật không bao giờ có cuộc sống giàu sang, họ là nạn nhân của các bi kịch bao quanh; người ta cho rằng thuật ngữ “người khuyết tật” và cụm từ “tôi cần sự giúp đỡ” là những từ đồng nghĩa. (Andrews, B., & Wilding, JM (2004). The relation of depression, and anxiety to life-stress and achievement in students. British Journal of Psychology,[19, tr. 95], 509–521).Khi phỏng vấn sâu gia đình người khuyết tật, có gia đình nói rằng: “con tôi bị khuyết tật nên lúc nào tôi cũng phải giúp nó từ những việc nhỏ nhất. Tôi mệt mỏi và chán nản khi nhìn thấy nó mỗi ngày”(PVS1, 14h, xã Liên Hòa). Ngoài ra, trong định kiến nhận thức, người ta cho rằng khuyết tật nghĩa là không tự lực được, mọi người sợ tiếp xúc với họ... Khi được hỏi người dân xung quanh gia đình người khuyết tật về việc “những người dân xung quanh cảm nhận như thế nào về người khuyết tật” có người nói rằng: “người khuyết tật khó có thể làm gì để giúp gia đình vì họ không thể đi làm được nữa, bản thân tôi ngại tiếp xúc với họ vì sợ nhìn thấy khuyết tật của họ” (PVS1, 15h, xã Sông Khoai).

Định kiến về mặt xúc cảm thể hiện ở tình cảm không hài lòng mà cá nhân mang định kiến hoặc khi nhìn thấy hoặc nghĩ tới những người mà mình có định kiến. NKT thường bị coi thường, bị ghê sợ, bị rè bỉu, bị xúc phạm với những từ như: “thằng què”, “con cụt”... Định kiến này thường xảy ra với những người sống xung quanh gia đình người khuyết tật hoặc xung quanh người khuyết tật. Một số người dân trả lời rằng “người khuyết tật ít được thăm hỏi vì những người xung quanh sợ bị lây bệnh tật từ người khuyết tật”. Khi được hỏi về mối quan hệ của những gia đình xung quanh gia đình người khuyết tật, hay thậm chí khi trả lời về việc “những người xung quanh cần quan tâm tới gia đình có người khuyết tật và bản thân người khuyết tật như thế nào?”, họ nói rằng: “những người xung quanh cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ gia đình có người khuyết tật và bản thân người khuyết tật. Tuy nhiên để làm được điều này khá khó khăn vì tâm lý ngại tiếp xúc với những người khuyết tật và gia đình NKT vẫn còn tồn tại trong nhiều người và nhiều gia đình”.

Định kiến trong hành vi thể hiện ở xu hướng hành động tiêu cực hoặc dự định hành động tiêu cực đối với những người là đối tượng của định kiến. Đối với người khuyết tật ít có cơ hội tuyển dụng để làm việc trong các doanh nghiệp; không có nhiều việc làm phù hợp; một số nơi có những hỗ trợ cho người khuyết tật nhưng nhiều người khuyết tật không được tiếp cận. Nhiều người dân cho rằng:“người khuyết tật cần được tham gia lao động sản xuất, được làm việc với khả năng của họ là cách để họ hòa nhập với cuộc sống cộng đồng, hòa nhập với mọi người...Tuy nhiên vì là người khuyết tật nên ít ai tin tưởng để nhận họ vào làm việc”

(PVS2, 14h30, xã Yên Hải, người dân xung quanh gia đình NKT).

Chính vì những định kiến kể trên, một người lái xe lăn sẽ không dễ dàng tiếp cận lối đi vào nhà vệ sinh công cộng, vỉa hè, các trung tâm thương mại, điện thoại công cộng, các hộ gia đình, chỗ đỗ xe, các phương tiện giao thông công cộng bao gồm xe buýt, máy bay và nhà thờ (CEDAC, Evaluation Study on the Quality of life of Wheelchair Users. At the request of Cambodian Wheelchair Working group (nghiên cứu đánh giá về chất lượng cuộc sống của những người sử dụng xe lăn. Theo yêu cầu của nhóm làm việc xe lăn Cam-pu-chia), [20, tr. 35], 1999). Qua quan sát có thể thấy rằng hầu hết các công trình công cộng, các bãi đỗ xe, công viên, lối đi lại cầu thang của các doanh nghiệp hay các lớp học, chỗ ngồi cho xe lăn trong các nhà hàng là ở ngoài lề, gần bếp; các đường đi cho xe lăn cũng bị hạn chế và hầu như không dành cho người khuyết tật, không thiết kế thân thiện với họ. Hiện nay, có nhiều các công trình công cộng thân thiện với người khuyết tật, nhiều các tổ chức cung cấp xe lăn cho người khuyết tật đi lại nhưng khi được hỏi, 28,7% “hầu hết” cảm thấy bất công khi mình không thể tiếp cận các dịch vụ như: đường xá, bến xe, nhà hàng, khách sạn... NKT nếu muốn tham gia họ phải cần sự hỗ trợ của người khác và không thể tự mình đi nạng hay xe lăn lên được. Tất cả những điều đó chính là những rào cản để NKT hòa nhập xã hội.

 Tổ chức xã hội:

Các tổ chức xã hội dành cho người khuyết tật hiện nay đã được thành lập ở nhiều nơi trên cả nước nhưng khó tiếp cận, đôi khi không lôi kéo được người khuyết tật tham gia. Hiện nay trên địa bàn thị xã Quảng Yên đã có các tổ chức với

các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật. Cụ thể nhất là phòng lao động với các chính sách hỗ trợ, các ưu đãi và quyền lợi mà người khuyết tật được hưởng. Tuy nhiên những cơ quan này còn cứng nhắc, khó tiếp cận và nếu muốn tiếp cận phải thông qua xã, phường.

Không chỉ có thế, một số người khuyết tật đang làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan nhưng không được nhìn nhận đúng năng lực, bị phân biệt đối xử, không có cơ hội thăng tiến. Khi được hỏi các cơ quan doanh nghiệp đã và đang làm việc với người khuyết tật, nhiều doanh nghiệp nói rằng: “người khuyết tật luôn đúng giờ giấc, luôn hoàn thành tốt công việc” (PVS số 1, Đ.T.T, 9h30, phường Yên Hải, nhân viên đang làm việc với NKT). Tuy nhiên, họ cũng nói rằng: “vì là người khuyết tật nên họ có nhiều hạn chế như: đi lại, giao tiếp, hình thức...” (PVS số 1, Đ.T.T, 9h30, phường Yên Hải, nhân viên đang làm việc với NKT). Điều đó cho thấy vẫn còn có những phân biệt đối với người khuyết tật và chưa nhìn nhận thực sự vào khả năng của họ mà hầu như mọi người chỉ nhìn thấy khuyết tật của họ mà thôi.

Hiện nay, nhiều nơi trên cả nước trong đó có thị xã Quảng Yên còn thiếu các tổ chức gắn kết người khuyết tật với nhau và với cộng đồng. Khi phỏng vấn những người dân xung quanh gia đình người khuyết tật, nhiều người cho rằng “cần mở những câu lạc bộ người khuyết tật để giúp họ vui chơi, giải trí, sống vui sống khỏe sống có ích” (PVS, 15h, xã Sông Khoai, người dân xung quanh gia đình NKT). Từ đó cho thấy nếu các tổ chức xã hội tại địa phương có những hoạt động thiết thực, lâu dài và hiệu quả để trợ giúp cho người khuyết tật, giúp họ gắn kết với nhau sẽ là niềm động viên lớn đối với họ trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu 02050001833_2 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)