Các biểu hiện của mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động

Một phần của tài liệu 02050001833_2 (Trang 39 - 44)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.1. Các biểu hiện của mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động

Nhiều thế kỉ người ta từng viết về vấn đề suy nghĩ ảnh hưởng thế nào đến cảm giác và hành động. Các triết gia Stoie ở thế kỷ IV trước Công nguyên đã thảo luận về tác động linh hoạt của suy nghĩ, cảm giác và hành động. Epictelus đã viết trong: “The Enchiridion” là “con người bị phiền hà không chỉ bởi vật chất xung quanh mà còn bởi những quan điểm của họ về những vật chất ấy ” (Beck, Rush Shaw và Emery, [2, tr. 8], 1979). Đối tới tâm lý mặc cảm tự ti cũng được biểu hiện dưới các hình thức trong sự tác động linh hoạt của suy nghĩ, cảm giác và hành động. Cụ thể, mặc cảm tự ti được biểu hiện thông qua ba yếu tố: biểu hiện qua nhận thức, biểu hiện qua hành vi và biểu hiện qua xúc cảm-tình cảm. Ba yếu tố trên có sự tác động qua lại với nhau. Sự phân biệt dưới các biểu hiện cụ thể chỉ mang tính chất tương đối vì đôi khi trong nhận thức có xúc cảm-tình cảm, trong hành vi có nhận thức.

Dưới đây là kết quả điều tra cụ thể từng biểu hiện về các mặt của mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động.

Biệu hiện qua nhận thức

Nhận thức được định nghĩa là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn (Giáo trình triết học Mác- Lênin, [10, tr. 292], NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004). Theo đó nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống

thực tế hàng ngày (PGS.TS.Trần Thị Minh Đức, Các thực nghiệm trong tâm líhọc xã hội, [6, tr. 215], 2008, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội). Vì thế, nhận thức thường xuyên chi phối hoạt động của con người trong xã hội

Đối với NKT có mặc cảm, nhận thức của họ bao gồm nhiều méo mó khác nhau như: người khuyết tật cho rằng mình bị người khác coi thường, thường làm trầm trọng hóa hay luôn căng thẳng về những sự kiện xảy ra với mình, luôn thấy không ai lắng nghe và lại gần mình, cảm thấy mình không được tôn trọng, không thừa nhận họ, nhận thức bị bóp méo, xuyên tạc, không phản ánh hiện thực khách quan...

Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy rằng, mức độ mặc cảm thông qua nhận thức được biểu hiện khá rõ nét với 30,5% chọn “đôi khi” cảm thấy và 5,5% “không bao giờ” cảm thấy, điều này cho thấy mức độ mặc cảm về nhận thức là “đôi khi”, tức là ở mức độ 3. Khi trả lời về việc: “anh/chị cảm thấy cô đơn, không ai bên cạnh, cảm thấy bị bỏ rơi trong gia đình” rất nhiều người được điều tra cho rằng họ

“hầu hết” cảm thấy điều đó chiếm 35,2%; hay khi được hỏi về việc: “anh/chị luôn có cảm giác mình là gánh nặng của gia đình và xã hội”, 37% trả lời rằng “hầu hết”

cảm thấy điều đó và 26,9% “luôn luôn” cảm thấy điều đó.

Nhận thức là một phần quan trọng trong cuộc sống của con người. Nếu như nhận thức sai lệch sẽ dẫn đến những hành vi sai lệch (GS.TS. Trần Thị Minh Đức,

Giáo trình tham vấn tâm lý, [7, tr. 163], 2009, Đại học Quốc gia Hà Nội). Theo cách tiếp cận nhận thức- hành vi, các nhà tâm lý học đã giải thích rất rõ điều này. Vận dụng những lý thuyết đó có thể lý giải rằng khi nhận thức của người khuyết tật vận động có những méo mó sẽ dẫn đến những tư duy sai lệch và kéo theo những hành vi sai lệch. Như trên đã nói, nhận thức hình thành trong quá trình người khuyết tật nhìn nhận sự vật hiện tượng xảy ra với họ trong cuộc sống. Khi họ bị gán nhãn khuyết tật, một loạt những điều kèm theo với cái nhãn ấy và họ cảm thấy mình là nạn nhân của rất nhiều các dịch vụ xã hội, hoạt động xã hội không thể tiếp cận được (việc làm, vui chơi- giải trí, giáo dục...), từ đó họ ý thức rằng: mọi người không coi trọng họ, họ là gánh nặng... Từ những nhận thức này, người khuyết tật sẽ gặp những khó khăn trong học những điều mới, tổng hợp từ những gì cụ thể và sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt bằng cả lời nói cũng như qua văn bản. Khi nhận thức bị méo mó, NKT sẽ bị ảnh hưởng đến cách nhìn nhận các vấn đề trong cuộc sống, những trải nghiệm của bản thân và cả tương lai sau này (GS.TS Phạm Huy Dũng (chủ biên),

Bài giảng CTXH/lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, [3, tr. 247], 2007, NXB Đại học sư phạm). Bên cạnh đó, điều này còn ảnh hưởng đến cảm giác và hành động ngăn cản người khuyết tật hoàn thành mục tiêu hay giải tỏa các vấn đề họ đang gặp phải (Giáo trình tham vấn, TS. Bùi Xuân Mai(chủ biên), Ths. Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui,[12, tr. 68], 2008, trường Đại học Lao động Xã hội) vì vậy càng ngày họ càng thu mình, mặc cảm tự ti về chính bản thân mình.

Biểu hiện qua hành vi

Từ những nhận thức sai lệch, người khuyết tật hay bất kì người bình thường nào khác đều dẫn đến những hành vi sai lệch theo như thuyết nhân thức- hành vi nhận định. Những hành vi sai lệch của người có tâm lý mặc cảm như: không dám mạo hiểm tham gia các hoạt động xã hội hay tìm việc làm, thấy mình làm gì cũng có khuyết điểm, rất sợ đám đông và lại gần những người lạ...

Những hành vi trên đây được thiết lập dựa trên những biểu hiện về mặc cảm tự ti của người khuyết tật thông qua hành vi. Kết quả thu được khá bất ngờ với 30,1% “hầu hết” có những biểu hiện trên và 23,8% “luôn luôn” có những biểu hiện trên tức là mức độ mặc cảm thể hiện qua hành vi ở cấp độ 3. Cụ thể của mặc cảm về hành vi được thể hiện trong biểu đồ sau:

Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân. Nói cách khác, các cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình (GS.TS.Phạm Tất Dong- Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, [tr. 130], 2001, NXB Đại học quốc gia Hà Nội). Từ đó những niềm tin phi lí về nhận thức đã gây nên những ứng xử không thích hợp như sau: suy nghĩ tuyệt đối hóa theo kiểu hoặc tất cả, hoặc là không có gì; trầm trọng hóa, quan trọng vấn đề trước một thất bại không đáng kể, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội; tự ám thị là mình không có khả năng chịu đựng thất bại; khái quát hóa một cách vội vã, thái quá do chỉ dựa vào một, hai biểu hiện của sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với mình, và cuối cùng là có cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân do tin rằng mình là kẻ không có khả năng gì. Chính vì thế những mặc cảm dễ dẫn đến những hành vi sai lệch và ảnh hưởng tới cuộc sống của người khuyết tật.

Biểu hiện qua xúc cảm, tình cảm

Cảm xúc hay tình cảm là một hình thức trải nghiệm cơ bản của con người về thái độ của chính mình đối với sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với

người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một một điều kiện tất yếu của sự phát triển con người như là một nhân cách. Cảm xúc có nhiều loại: cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng... Cảm xúc là sự rung động về một mặt nhất định của con người đối với các hiện tượng nào đó của hiện thực (GS.TS Vũ Dũng, Từ điển tâm lý học, 1998-2008, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa). Cảm xúc mang tính chất chủ quan. Người khuyết tật mặc cảm thể hiện ở xúc cảm- tình cảm như: cảm thấy bị loại trừ, lạc lõng, không tham gia được vào các nhóm (học tập, vui chơi giải trí, lao động sản xuất...), cảm thấy bị đe dọa, có cảm giác run sợ, lo âu, bất ổn ở mọi nơi và với mọi người... Người khuyết tật vận động “luôn luôn” có những xúc cảm trên với 22% trong quá trình điều tra, những người chọn câu trả lời “hầu hết” chiếm 31,5% và 27,5% “đôi khi” mặc cảm. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Từ kết quả điều tra nhận thấy rằng, mức độ mặc cảm tự ti biểu hiện về xúc cảm- tình cảm ở mức độ 4, tức là “hầu hết” có mặc cảm. Điều này thể hiện đời sống tình cảm của người khuyết tật tại thị xã Quảng Yên còn nhiều hạn chế cần hỗ trợ. Cụ thể khi hỏi về : “anh/chị cảm thấy bị đe dọa, có cảm giác run sợ, lo âu, bất ổn ở mọi nơi và với mọi người”, 25% người được điều tra trả lời “luôn luôn” cảm thấy điều này, 23,1% “hầu hết” cảm thấy điều này; hay khi được hỏi: “anh/chị cảm thấy

xấu xí, bị coi thường, bạc đãi khi tham gia các nhóm”, 30,6% “luôn luôn” cảm thấy điều này và 30% “hầu hết” cảm thấy.

Xúc cảm- tình cảm của con người yếu tố khó nhìn nhận nhất. Ở mỗi người có đời sống tình cảm khác nhau, có người thể hiện ra bên ngoài nhưng có người giữ kín trong lòng. Đời sống tình cảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chịu

Một phần của tài liệu 02050001833_2 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)