8. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. CTXH với cá nhân là người khuyết tật vận động
Áp dụng tiến trình 7 bước trong Công tác xã hội để tìm hiểu, đánh giá vấn đề của thân chủ từ đó có những hoạt động cụ thể để giúp thân chủ vượt qua vấn đề của mình. Nền tảng của việc trợ giúp là quá trình tham vấn, sử dụng các lý thuyết để thay đổi nhận thức cũng như hành vi của thân chủ.
Mô tả trường hợp
Cô Đ.T.H sinh năm 1973 tại phường Yên Hải, Quảng Yên, Quảng Ninh. Cô sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mất sớm chỉ còn mình mẹ nuôi cô khôn lớn. Sau này, khi mẹ mất, cô một mình bươn trải với cuộc sống. Cô bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh nên bị teo chân phải, việc đi lại rất khó khăn.
Công việc hàng ngày của cô đó là bán hàng nước cho khách qua đường. Đó là nguồn thu nhập chính của cô và cũng là nguồn thu nhập duy nhất. Hiện tại, cuộc sống của cô rất khó khăn. Những gì kiếm được chỉ đủ chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày. Cô không dám kết hôn và cũng không muốn làm gánh nặng cho người khác nên cuộc sống của cô cứ ngày ngày trôi qua với gánh hàng nước.
Trước đây, mẹ cô thường giúp cô trong vấn đề đi lại nhưng từ khi mẹ mất, cô phải tự mình di chuyển với tình trạng không có xe lăn. Việc đi lại hết sức vất vả và cực nhọc đối với cô. Cô ít giao lưu với hàng xóm và cũng ít cười nói. Buổi tối, cô về nhà, xem phim và đi ngủ. Cuộc sống của cô trôi đi buồn bã và tẻ nhạt, nhưng cũng thành quen và cô chấp nhận cuộc sống đó như sự áp đặt của số phận. Hàng xóm cũng thỉnh thoảng hỏi thăm nhưng không thường xuyên và thấy cô không muốn sự thăm hỏi đó nên họ cũng dần xa lánh cô. Cô ngày càng ít tiếp xúc với mọi người là dường như sống rất cô lập.
Can thiệp của CTXH cá nhân theo tiến trình 7 bước
Trong quá trình làm việc và liên hệ với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Quảng Yên, nhân viên của phòng đã giới thiệu cho tôi trường hợp của cô H. Với vai trò là nhân viên công tác xã hội trực tiếp làm việc với cá nhân, tôi đã tiến hành tới gặp cô H. Các hoạt động với thân chủ được tiến hành theo tiến trình bảy bước của công tác xã hội cá nhân.
Bước 1: Tiếp cận thân chủ.
Sau khi đi tìm một chặng đường dài theo địa chỉ có được, tôi tìm đến nhà cô. Nhà cô ở khá sâu trong căn ngõ nhỏ. Ngôi nhà nhỏ và đã được làm từ khá lâu nên cũ kỹ và tường có những mảng ố vàng.
Ban đầu gặp cô, ấn tượng đầu tiên của tôi đó là một người phụ nữ trung tuổi, phúc hậu nhưng ánh mắt thoáng lên vẻ buồn. Sau khi giới thiệu và bày tỏ nguyện vọng của mình, cô đồng ý nói chuyện với tôi. Lúc này, cô chuẩn bị đi bán hàng nên tôi giúp cô mang đồ đạc ra gốc cây đầu ngõ và bắt đầu tiếp cận với cô.
Cô khá rụt rè và ngại ngùng khi tiếp xúc với người lạ. Buổi gặp mặt đầu tiên cô đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Với những kỹ năng nghe, kỹ năng vấn đàm, kỹ năng đặt câu hỏi, tôi cũng đã tạo được ấn tượng ban đầu khá tốt đẹp với cô.
Tôi đã gặp một vài lần sau đó để tiếp cận thu được những kết quả khá tốt.
Bước 2: Xác định vấn đề.
Sau khi tiếp cận thân chủ và đạt được ấn tượng ban đầu, bước này, tôi tiến hành đi sâu vào những vấn đề mà thân chủ nói. Hỏi han kỹ càng từng vấn đề mà cô chia sẻ và nhìn nhận vấn đề mà cô đang gặp phải.
Qua những gì cô kể thì cuộc sống của cô khá vất vả. Cô phải dậy chuẩn bị đun nước, rửa chè từ lúc 4h sáng để chuẩn bị 7 giờ ra bán. Nếu là những người bình thường khác thì đơn giản nhưng với cô việc di chuyển là cả một vấn đề khó khăn, lại không có ai giúp đỡ, hỗ trợ cô.
Tuy nhiên, cô nói rằng cô cũng không có gì phải than phiền vì cô vẫn còn có thể kiếm ra tiền dù ít ỏi và cô không phải phụ thuộc vào ai. Đó là điều cô vui nhất. Tuy nhiên, cô cũng nói rằng, cuộc sống của cô khá buồn. Từ khi mẹ mất, hàng xóm ít tới hơn và cô cũng sống khép mình hơn, không muốn giao lưu với ai cả. Với lại, có đi đâu cũng ngại vì đi lại vất vả. Cô cũng rất mặc cảm về khuyết tật của mình nên ngại nhận sự quan tâm của người khác và không muốn mọi người nhìn mình bằng ánh mắt thương hại.
Qua buổi đầu nói chuyện, tôi cũng đã có những nhận định về vấn đề mà cô đang gặp phải. Nhưng tôi chưa thực sự chắc chắn và muốn tìm hiểu về cô nhiều hơn nữa, muốn thu thập nhiều thông tin hơn nữa.
Bước 3: Thu thập thông tin.
Thu thập thông tin là bước vô cùng quan trọng trong quá trình trợ giúp thân chủ vì thông tin có chính xác thì việc đưa ra kết hoạch trợ giúp và việc trợ giúp mới
đúng như những gì thân chủ mong muốn và thực sự hiệu quả. Trong quá trình thu thập thông tin, tôi vận dụng các kỹ năng đặc thù của Công tác xã hội như: kỹ năng lắng nghe, đặt câu hỏi gợi mở và xoay vòng vấn đề.
Thông tin về cô được tôi thu thập qua nhiều nguồn khác nhau: từ thân chủ (nói chuyện với thân chủ), từ phía nhân viên phòng Lao động, Thương binh và Xã hội , từ người dân nơi cô H đang sống và qua quan sát của bản thân.
Bước 4: Chẩn đoán.
Bước này tôi tiến hành phân tích vấn đề của thân chủ dựa trên những dữ liệu thu được ở bước trên.
Lần đầu tiếp xúc tôi thấy cô di chuyển khá khó khăn nếu không có người giúp đỡ. Cô nói lúc đầu thì thấy hơi khó khăn nhưng lâu dần cũng quen, đi lại cũng không còn khổ như lần đầu không có người đỡ. Tuy thế, theo như quan sát của tôi thì cô đi lại vẫn rất vất vả và nặng nề. Tôi nghĩ rằng nếu cô có một chiếc xe lăn di chuyển thì tốt, sẽ đỡ vất vả hơn và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, khi nói chuyện với cô, tôi biết rằng cô rất muốn được quan tâm, chăm sóc và được chia sẻ. Cô nhắc nhiều tới mẹ và những việc ngày xưa mẹ thường làm cho cô. Cô kể rằng có người hàng xóm trước đây hay qua thăm và giúp đỡ nhưng một vài lần cô ngại và không muốn làm phiền người đó nên họ cũng ít sang hơn. Cô sống thiếu thốn tình cảm nên cô nói rằng, cuộc sống của cô nhàm chán và buồn tẻ, đôi khi không muốn sống nữa.
Qua một vài lần thường xuyên lượng giá thông tin, những lần phỏng đoán vấn đề, tới bước này, tôi có những thành công nhất định trong việc nhận định vấn đề then chốt mà thân chủ đang gặp phải.
Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu
Đây là bước nhân viên xã hội lên kế hoạch trợ giúp thân chủ trên cơ sở nhận định về vấn đề của họ và kế hoạch này có sự nhất trí, hợp tác thân chủ.
Vấn đề Hoạt động Lý thuyết vận dụng Thời gian Người thực hiện Dự kiến kết quả
1: muốn được quan tâm chia sẻ bỏ mặc cảm tự ti, vận dụng kỹ năng của CTXH gán nhãn - Thuyết phân tâm CTXH lo lắng về vẻ bề ngoài và tự tin vào bản thân Giúp cô tham
gia nhóm đồng đẳng - Thuyết trao quyền 2 tuần một lần Nhóm , CLB phụ nữ khuyết tật ở thị xã Quảng Yên Chia sẻ những vấn đề cô đang gặp phải Liên hệ với hàng xóm đặc biệt là người hàng xóm thân thiết trước đây
1 tuần Nhân viên công tác xã hội
Hàng xóm tới chia sẻ, trò chuyện với cô
Giúp đỡ về kinh tế 3 tháng Các cơ quan chức năng và tổ chức tài trợ Hỗ trợ để cô có thể mở rộng mặt hàng, bán với số lượng lớn hơn Vấn đề 2: Hỗ trợ xe lăn Tham vấn về mong muốn xe lăn như thế nào
1 ngày Nhân viên xã hội và cô H Hỗ trợ xe lăn để sử dụng hiệu quả Liên hệ với các tổ chức, các cơ sở xản xuất
Một tuần Nhân viên xã hội và các cơ quan liên quan Có xe lăn để đi lại
Sau khi tiến hành những hoạt động trên, nhân viên xã hội tiếp tục làm việc với thân chủ để có những hoạt động tiếp theo.
Quá trình trị liệu sẽ được thực hiện như theo kế hoạch ở trên trong đó chú trọng vào việc tham vấn trong 5 buổi để trợ giúp thân chủ vượt qua mặc cảm tự ti hòa nhập với xã hội. Mỗi buổi diễn ra trong vòng 45 phút.
Sau 5 buổi trị liệu, cô H đã cảm thấy tự tin hơn, ít mặc cảm hơn và mối quan hệ xã hội đã được cải thiện phần nào. Sau đó, nhân viên xã hội đã cùng thân chủ lên kế hoạch thực hiện những buổi trị liệu tiếp theo.
Bước 7: Lượng giá.
Cụ thể những thay đổi của cô H được thể hiện thông qua bảng sau:
Vấn đề của thân chủ trước khi can thiêp
Những thay đổi của thân chủ sau khi can thiệp của nhân viên xã hội
Mặc cảm, tự ti Tự tin vào bản thân bớt mặc cảm về khuyết tật
Ít giao lưu tiếp xúc với người ngoài Cởi mở hơn và đã có sự giao lưu với hàng xóm
Không có người thân hỗ trợ về mọi mặt Có hàng xóm thi thoảng sang động viên Khuyết tật vận động nhưng không có
xe lăn
Tìm kiếm nguồn trợ giúp để có xe lăn đi lại
Kinh tế khó khăn và không biết làm thế nào để được trợ giúp
Được giới thiệu hỗ trợ vốn để mở rộng mặt hàng kinh doanh
Trường hợp 2:
Mô tả trường hợp
Chị V.T.T, sinh năm 1973 hiện đang sống tại khu 3- Phường Yên Hải- Thị xã Quảng Yên- Quảng Ninh. Chị có 3 người con, hai trai và một gái một người hiện đang học lớp 9, một người học đại học và một con út đang học lớp 2. Năm cô 30 tuổi, trong một lần đi đón con trai đi học về, cô không may va vào một chiếc xe máy và ngã bị gãy chân. Sau đó chân cô đi không còn được bình thường như trước.
Lúc đầu mọi người trong gia đình cũng như chính bản thân chị nghĩ rằng chỉ trong một thời gian là chị có thể đi lại bình thường nhưng sau đó bác sĩ chẩn đoán rằng chị phải dùng đến nạng hoặc xe lăn. Từ đó trở đi, chị sống chán nản và mặc cảm về khuyết tật của mình. Đi đâu chị cũng cần tới nạng hoặc xe lăn. Vết thương ở
chân càng ngày càng đau nhức, đôi khi chị chỉ muốn chết đi cho xong. Trước đây chị đang làm văn phòng cho một cơ quan nhà nước. Từ khi chị bị tai nạn, việc đi lại khó khăn nên công việc của chị tiến triển không thuận lợi. Chị đã cố gắng thích nghi nhưng mặc cảm đã chiếm lĩnh tâm hồn chị khiến chị lúc nào cũng than thân trách phận. Mặc dù chồng con chị cũng hỗ trợ nhưng thấy chị như thế cũng đâm ra chán nản theo.
Hiện tại chồng chị là một thợ xây là thu nhập không ổn đinh. Chị vẫn cố gắng đi làm nhưng công việc không hoàn thành tốt và hay bị phê bình. Hàng xóm cũng thi thoảng thăm hỏi nhưng không thường xuyên, tự ti nên chị cũng ít chủ động đến thăm hỏi hàng xóm như trước đây.
Can thiệp của CTXH cá nhân theo tiến trình 7 bước
Bước 1: Tiếp cận thân chủ.
Việc tiếp cận chị T không gặp nhiều khó khăn, vì thực chất chị cũng sống gần nhà tôi. Tuy nhiên chị cũng chỉ biết tôi qua người này người kia kể chứ chưa nói chuyện nhiều vì tôi mới về đây sinh sống.
Ở bước tiếp cận thân chủ, tôi đã sử dụng một số kỹ năng trong CTXH để thiết lập mối quan hệ ban đầu với chị T. Sau một thời gian làm quen nói chuyện chúng tôi đã trở nên khá thân thiết, chị T cũng đã khá thoải mái nói chuyện.
Bước 2: Xác định vấn đề.
Qua việc tiếp cận thân chủ, xác định được 2 vấn đề thân chủ gặp phải:
Thứ nhất, do khuyết tật không phải do bẩm sinh nên chị khó thích nghi với khuyết tật, chị luôn mặc cảm, tự ti và mối quan hệ bị thu hẹp. Chị mong muốn được giao lưu và tham gia xã hội nhưng lại mặc cảm nên không còn tham gia các hoạt động như trước đây. Chị luôn nghĩ về vấn đề của mình với sự sợ hãi, lo lắng nên công việc cũng không được hoàn thành.
Thứ hai, chị có nhu cầu tham khám sức khỏe vì chân chị càng ngày càng đau nhức và khó khăn trong đi lại, sinh hoạt.
Bước 3: Thu thập dữ liệu.
Việc thu thập thông tin, tôi đã sử dụng nhiều kỹ năng trong CTXH và nắm được qua các hệ thống có liên quan đến chị T. Những thông tin thu được qua tìm hiểu hồ sơ từ phía phòng lao động, qua quan sát và trò chuyện với chị. Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết, chẩn đoán tình hình hiện tại của chị T và từ đó lên kế hoạch trị liệu dưới sự đồng ý của chị.
Bước 4: Chẩn đoán.
Về tình hình hiện tại:
- Vấn đề kinh tế: Gia đình kinh tế bình thường, thu nhập của chị không cao nhưng ổn đinh, chồng chị cũng có thu nhập nhưng không ổn định
- Tình trạng: chị T thiếu tự ti vào bản thân, luôn nghĩ đến khuyết tật của mình, đầy mặc cảm sống trong lo âu, sợ hãi.
- Tình trạng hiện tại: Chị lo lắng cho bản thân cũng như cho gia đình, sống thu mình và không dám giao lưu, chia sẻ.
- Mối quan hệ: với chồng con chị cũng sợ làm gánh nặng cho họ nên cũng không gần gũi, làng xóm quan tâm nhưng ít
Bước 5: Lên kế hoạch trị liệu.
Sau khi tiếp cận và đã chẩn đoán được những vấn đề mà chị T gặp phải. Dưới đây là bảng kế hoạch trị liệu cho chị T. Kế hoạch trị liệu này đã được bàn trực tiếp và được sự đồng ý, thống nhất của bản thân chị T để chị biết được mục đích của việc trị liệu và sự cần thiết khi có sự tham gia của chị.
Bước 6: Trị liệu.
Việc trị liệu được dựa trên bảng kế hoạch trị liệu. Chị T là người trực tiếp thực hiện kế hoạch này cùng có sự phối hợp, hỗ trợ của NVXH.
Kế hoạch Thời gian Hoạt động Kết quả đạt được Chị T nói lên vấn đề mình mong muốn 3 ngày -Khuyến khích chị T bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc hiện tại. -Giúp chị T phản ánh về tình huống hiện tại của mình và những vấn đề chị gặp phải. - NVXH giúp chị T đối mặt với khuyết tật -Chị T mới đầu không có sự hợp tác. Nhưng sau khi tiếp cận, chị cũng đã có sự chia sẻ, nói lên những suy nghĩ hiện tại của bản thân. Chị T đang lo lắng về bệnh tật của con mình, mặc cảm về khuyết tật và sợ hãi khi đối mặt với nó
Lấy lại niềm tin với mọi người. Từ bỏ thái độ khép nép, sợ hãi trước mọi người.
3 ngày -Tạo thay đổi trong suy nghĩ của thân chủ.
- Tham vấn gia đình để mọi người có sự quan tâm đến chị T nhiều hơn.
-Sau khi tham vấn, chị T đã dần dần thay đổi suy nghĩ về bản thân, bớt lo âu và sợ hãi về khuyết tật mình đang có. Kết hợp bài tập về nhà về thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, giờ chị đã tự tin hơn và có những suy nghĩ
tích cực hơn về bản thân. Bớt lo lắng về bệnh của bản thân - Tâm lý học hành vi Đưa ra những