8. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. CTXH với nhóm khuyết tật vận động từ 18-40 tuổi
Lựa chọn nhóm viên
Kết quả người nghiên cứu đã lựa chọn được 5 thàm viên tham gia nhóm: 1. Em Đ.T.T.T, sinh năm 1995, đang sống ở xóm 5, xã Sông Khoai, Quảng Yên, Quảng Ninh. Em T khuyết tật vận động do bị tai nạn. Hiện tại em không có việc làm và chỉ ở nhà trợ giúp mẹ những công việc trong nhà. Em ít tiếp xúc với người ngoài và có tâm lý mặc cảm, tự ti
2. Em P.V.H, sinh năm 1994, đang sống tại phường Yên Hải, Quảng Yên, Quảng Ninh. Em bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ, phải sử dụng xe lăn để đi lại. Gia đình em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Hiện tại em chỉ ở nhà phụ giúp bố mẹ.
3. Em V.T.T, sinh năm 1993, đang sống tại phường Yên Hải, Quảng Yên, Quảng Ninh. Em khuyết tật bẩm sinh và hiện tại ở nhà phụ giúp bố mẹ. Em ngại tiếp xúc với người ngoài và sợ đám đông.
4. Anh L.V.T, sinh năm 1985, đang sống tại phường Yên Hải, Quảng Yên, Quảng Ninh. Anh bị khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ. Hiện tại anh đang làm maketing cho một doanh nghiệp trong thị xã. Anh khá tự tin và hòa đồng với mọi người.
5. Em Đ.T.L, sinh năm 1989, đang sống tại phường Yên Hải, Quảng Yên, Quảng Ninh. Em bị khuyết tật do tai nạn khi đang học đại học. Sau đó không theo học được em về trông quầy internet cho bố mẹ. Em cũng khá hòa đồng nhưng trên khuôn mặt có nhiều nét buồn và vẫn có những mặc cảm nhất định về khuyết tật của mình.
Mục tiêu sinh hoạt
- Trò chuyện để hiểu nhu cầu của nhóm can thiệp, qua đó các thành viên có thể tương tác với nhau qua việc đưa ra ý kiến về chủ đề được trò chuyện.
- Nâng cao sự giao lưu, tương tác giữa các thành viên tham gia nhóm qua các trò chơi và hoạt động văn nghệ
- Nâng cao sự tự tin của chính cá nhân, các thành viên tham gia trong nhóm sẽ mạnh dạn bộc lộ những ý kiến của mình, những khó khăn trong cuộc sống cũng như khả năng của mình (hát, đọc thơ...).
Kế hoạch hoạt động nhóm
Thời gian Hoạt động Nội dung công việc Mục đích Ghi chú
Buổi 1: 16/4/2013 Thành lập nhóm - Làm quen (chơi trò chơi “làm quen”). - Xác định mục tiêu, mục đích của nhóm - Bầu nhóm trưởng - Xây dựng nội quy nhóm. - Thành lập nhóm - Các thành viên làm quen với nhau Nhân viên xã hội chủ yếu điều hành nhóm
Buổi 2: 18/4/2013 - Thảo luận về quyền và khả năng của người khuyết tật: vui chơi- giải trí, học tập, làm việc
- Chơi trò chơi khởi động: “con thỏ, con thỏ”.
- Các thành viên cho ý kiến về khả năng và quyền của người khuyết tật
- Nhân viên xã hội ghi lại tất cả các ý kiên lên tờ giấy a0
- Cho nhóm xem một số clip về Nick Vujicic - Cùng thảo luận lại và tổng kết
- Giúp các thành viên
tự tin hơn trong giao tiếp, quan hệ với mọi người để bày tỏ ý kiến của mình
- Hiểu hơn về quyền lợi và khả năng của người khuyết tật va những người khuyết tật giống mình - Nhóm trưởng điều hành nhóm và nhân viên xã hội trợ giúp nếu có xung đột, mâu thuẫn. Buổi 3: 20/4/2013 Vẽ tranh thể hiện mơ ước của bản thân - Trò chơi khởi động: truyền tay. - Tổ chức hoạt động vẽ tranh chân dung và vẽ ước mơ của bản thân - Cho các em tự trình bày về bức tranh của mình, cảm xúc khi tưởng tưởng về bản thân
- Lượng giá lại buổi hoạt động. - Giúp thành viên tự tin thể hiện ý tưởng, tự tin sáng tạo và tự bộc lộ về mình. - Giúp thành viên tự tin đứng trước đám đông để thể hiện ý tưởng của mình Nhân viên xã hội chuẩn bị giấy a0 và màu vẽ, bút... Buổi 4: 23/4/2013 Hát múa và kể chuyện – diễn kịch - Trò chơi trắng đen - Các thành viên tự thể hiện khả năng của mình: hát, kể chuyện, - Giúp thành viên nhìn nhận đúng về khả năng của mình - Nhân viên xã hội khuyến khích thành
đọc thơ...
- Lượng giá lại buổi sinh hoạt - Giúp thành viên tự tin thể hiện mình, tự tin đứng trước đám đông. viên thể hiện khả năng, giải quyết vấn đề nhóm(nếu có) Buổi 5 (25/4/2013) Câu chuyện cuộc đời mình và kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày - Nhóm trưởng dẫn dắt các thành viên kể những khó khăn trong cuộc sống thường ngày của mình
- Các thành viên kể các kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày(nếu gặp khó khăn sẽ làm gì, điều gì làm họ cảm thấy thoải mái khi được trợ giúp...) - Kinh nghiệm của những người có việc làm - Lượng giá - Các thành viên chia sẻ những khó khăn mà họ gặp phải cho nhau, từ đó cùng nhau rút kinh nghiệm - Các thành viên tự tin chia sẻ những điều nên làm khi họ gặp vấn đề trong cuộc sống và kinh nghiệm có việc làm - Nhân viên xã hội thảo luận cùng nhóm trưởng và đưa ra những lượng giá cũng như kinh nghiệm cho NKT (trợ giúp của địa phương về kinh tế, việc làm....)
Buổi 6: 27/4/2013 Tổng kết - Tuyên bố lý do. - Các thành viên phát biểu cảm nghĩ khi tham gia nhóm.
- Lượng giá quá trình hoạt động nhóm.
- Liên hoan chia tay, tặng quà
- Chuyển giao hoạt động cho trưởng thôn
- Các thành viên đã tự tin hơn - Các mối quan hệ trong nhóm được cải thiện
Nhân viên xã hội chuẩn bị quà và báo cáo với trưởng thôn cùng tham gia buổi tổng kết. Thực hiện hoạt động nhóm Buổi 1: Thành lập nhóm Cơ cấu chính thức
Sau khi tuyển chọn được 5 thành viên tham gia sinh hoạt nhóm và thống nhất là nhóm giải trí, nhóm nhiệm vụ đã tiến hành sinh hoạt buổi đầu tiên để làm quen và thành lập nội quy nhóm.
Sau khi tiến hành thỏa thuận về các thức làm việc nhóm, nhóm đã thống nhất như sau:
+ Quy định chung:
- Các thành viên phải tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt nhóm và tuân thủ đúng theo thời gian quy định.
- Các thành viên tích cực tham gia văn nghệ, trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức về các sự kiện sau mỗi buổi nghe đọc báo mạng, cũng như tự giác tham gia văn nghệ: hát, vẽ tranh, chia sẻ các trải nghiệm trong cuộc sống…
- Các thành viên sẵn sàng tranh luận nhưng không được đả kích các cá nhân khác.
+ Số lần sinh hoạt: 3 buổi tối trong một tuần, nhóm sẽ sinh hoạt trong vòng 2 tuần với 6 buổi
+ Địa điểm: nhà văn hóa của phường Yên Hải
Cơ cấu phi chính thức
Qua những tìm hiểu ở buổi làm việc đầu tiên, mối liên hệ cá nhân và mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm viên được thể hiện qua sơ đồ sau:
Ghi chú: Nam : Nữ : Tương tác mật thiết Có tương tác Tương tác rời rạc Tương tác mâu thuẫn
Nhìn vào sơ đồ trên, có thể nhận thấy một số tương tác nổi bật trong nhóm trong giai đoạn thành lập nhóm thể hiện như sau:
- Em Đ.T.T.T và em V.T.T có xung đột với nhau. Ví dụ như: em V. T khi thảo luận về nội quy nói rằng: “ bạn nào đi muộn sẽ bị phạt hát một bài”; Em Đ.T phản đối rằng: “có ai biết hát mà đòi hát ”
- Em Đ.T.T.T và V.T.T là thành viên có liên hệ rời rạc nhất với các thành viên khác trong nhóm.
- Anh T là người có mối quan hệ thân thiết nhất với các thành viên khác. Anh khá tự tin và vui vẻ, không ghen ghét ai và rất hòa nhã với mọi người. Anh nói chuyện khá thân thiết với em H vì H là hàng xóm của anh.
Nhìn chung, trong nhóm có một số tương tác cần lưu ý cải thiện khi triển khai hoạt động nhóm, đó là: (1) xung đột giữa 2 thành viên (em Đ.T.T.T – và em
Anh T Em H Em Đ.T.T.T Em Đ.T.L Em V.T.T
V.T.T); (2) cải thiện 02 tương tác rời rạc (em T và em L, em V.T.T và em L); (3) tăng cường các tương tác mật thiết từ những tương tác hiện có.
Các thành viên trong nhóm cùng thảo luận về tên nhóm và thống nhất đặt tên nhóm là: “Hoa xương rồng” và chọn anh T là trưởng nhóm.
Bảng nội quy nhóm “Hoa xương rồng”
Thời gian sinh hoạt nhóm Từ 20h dến 21h
Địa điểm Nhà văn hóa phường Yên Hải
Nội quy nhóm - Đoàn kết, yêu thương, gắn bó với nhau. - Biết tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhau. - Nghỉ phải có lý do và xin phép nhóm trưởng. - Đi muộn hoặc ra ngoài phải xin phép cả nhóm.
Hình thức phạt Kể một câu chuyện cười hoặc bằng cách nào đó làm cả nhóm phải cười.
Các thành viên trong nhóm đều nhất trí thực hiện đúng nội quy mà nhóm đã đề ra. Kết thúc buổi sinh hoạt, cả nhóm hát bài: “Nối vòng tay lớn”.
Kỹ năng chính được sử dụng trong buổi này là: Kỹ năng khích lệ, tạo thuận lợi cho các thành viên nói về bản thân. Bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe, quan sát cũng được chú trọng (quan sát cử chỉ, thái độ, lời nói của các thành viên; lắng nghe các thành viên nói.)
Buổi 2: 18/4/2013
Buổi sinh hoạt này các thành viên cho ý kiến về khả năng và quyền của người khuyết tật. Giúp các thành viên tự tin hơn trong giao tiếp, quan hệ với mọi người để bày tỏ ý kiến của mình qua đó hiểu hơn về quyền lợi và khả năng của người khuyết tật và những người khuyết tật giống mình.
Khi các thành viên đưa ra những thảo luận, nhân viên xã hội đứng ngoài và ghi vào giấy A0 những ý kiến của các thành viên. Sau đó, nhân viên xã hội đã trao đổi cùng tất các các thành viên về quyền và luật cho người khuyết tật (dựa trên các tài liệu và văn bản pháp luật). Sau đó đưa ra rất nhiều tấm gương để các thành viên học hỏi.
Cuối cùng, nhân viên xã hội cho các thành viên xem clip về cuộc đời của Vick và cuộc sống của anh.
Buổi thứ 2 các thành viên trong nhóm vẫn còn những mâu thuẫn, những liên kết rời rạc và vẫn còn thành viên nhút nhát. Nhưng sự tương tác giữa các thành viên diễn ra khá rõ nét và các thành viên đã mạnh dạn hơn bộc lộ mình ý kiến của mình.
Buổi 3: Ngày 20/4/2013
Buổi sinh hoạt này tổ chức hoạt động vẽ tranh: “Vẽ tranh chân dung và ước mơ của bản thân”. Giúp thành viên tự tin thể hiện ý tưởng, tự tin sáng tạo và tự bộc lộ về mình, giúp thành viên tự tin đứng trước đám đông để thể hiện ý tưởng của mình
Bắt đầu buổi sinh hoạt, nhân viên xã hội cho nhóm chơi trò: tấm gương, sau đó nhân viên xã hội tổ chức hoạt động vẽ tranh. Sau khi vẽ xong, các em trình bày về bức vẽ của mình. Sau buổi vẽ tranh, các thành viên đã gắn bó với nhau hơn, tự tin hơn thể hiện bằng việc các bạn đã nói về bức tranh của mình mà không còn sợ hay nhút nhát nữa.
Buổi 4: 23/4/2013
Buổi sinh hoạt này tổ chức cho các thành viên tự thể hiện khả năng của mình: hát, kể chuyện, đọc thơ hoạt động trò chơi. Mục tiêu của hoạt động nhằm giúp các thành viên nhìn nhận đúng về khả năng của mình và tự tin thể hiện mình, tự tin đứng trước đám đông.
Kết thúc buổi sinh hoạt, nhân viên xã hội thông báo cho các thành viên về buổi sinh hoạt sắp tới để các thành viên chuẩn bị và cả nhóm lại hát vang bài: nối vòng tay lớn.
Buổi 5: Ngày 25/4/2013
Buổi sinh hoạt này các thành viên kể các kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày (nếu gặp khó khăn sẽ làm gì, điều gì làm họ cảm thấy thoải mái khi được trợ giúp...). Trong buổi họp nhóm này có rất nhiều các sự kiện xảy ra với những tình huống mà bản thân nhân viên xã hội chưa thể ngờ tới. Chính vì những sự kiện này mà nhóm vận dụng được nhiều kỹ năng và có thêm nhiều kinh nghiệm
trong sinh hoạt nhóm. Đó là tính huống em Đ.T khóc khi kể về cuộc sống của mình. Sau đó các thành viên trong nhóm đã động viên T cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa. Lúc này nhân viên xã hội cũng cảm thấy nhóm đã thực sự rất gắn bó với nhau.
Trước khi kết thúc buổi 5, nhân viên xã hội thông báo cho buổi tổng kết vào thứ bẩy tới để cả nhóm chuẩn bị.
Buổi 6: Ngày 27/01/2010
Đầu tiên, nhân viên xã hội tuyên bố lý do của buổi tổng kết, đồng thời lượng giá các hoạt động nhóm trong thời gian qua. Sau đó, là phần các thành viên phát biểu cảm nghĩ khi tham gia nhóm. Các bạn hầu hết về cảm thấy vi, bổ ích khi tham gia hoạt động nhóm, cảm thấy tự tin hơn nhiều với khuyết tật của mình và mong muốn có nhiều hình thức giải trí như thế này nữa để tham gia.
Buổi tổng kết cũng có sự tham gia của trưởng xóm và một nhân viên trong phòng Lao động, Thương binh và Xã hội. Kết thúc buổi sinh hoạt, nhân viên xã hội chuyển giao hoạt động cho trưởng xóm và mong muốn nhóm tiếp tục duy trì.
Những kết quả đạt được:
Cụ thể những thay đổi của nhóm được thể hiện thông qua bảng sau:
Vấn đề của nhóm trước khi can thiêp Những thay đổi của nhóm và các thành viên sau khi tham gia nhóm
Các thành viên đều rụt rè, không mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình
Tự tin hơn trong giao tiếp, trong thể hiện bản thân
Một số thành viên buồn bã, mất niềm tin vào bản thân và gia đình
Cảm thấy vui vẻ hơn và tin tưởng hơn vào những người xung quanh, bạn bè Không dám phát biểu ý kiến trước đám
đông, sợ mình thấp kém, sợ bị chê cười
Dám đứng trước đám đông để nói và phát biểu cảm tưởng của mình, dám đứng lên để hát, kể chuyện... trong đó có bạn cảm thấy không còn ngại ngùng trước đám đông (em Đ.T.T.T, em H) Ít quan tâm tới nhau và lỏng lẻo trong
mối quan hệ với nhau
Toàn bộ các nhóm viên đã có sự đoàn kết gắn bó với nhau. Ban đầu chỉ có
một số bạn chơi thân với nhau nhưng sau khi sinh hoạt nhóm với nhau, các bạn đã thân thiết với nhau hơn và sẵn sàng giúp đỡ nhau
Lo lắng cho tương lai, công việc Chia sẻ các kinh nghiệm cho nhau để vượt qua khó khăn của bản thân, tìm các cơ hội làm việc
Từ những kết quả trong can thiệp nhóm có thể thấy rằng nếu NKT có tâm lý