8. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Xây dựng chương trình can thiệp hiệu quả với người khuyết tật có mặc
có thể chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống, chia sẻ kinh nghiệm sống và cùng nhau đối mặt với những khó khăn mà họ gặp phải. Tuy nhiên việc tham gia nhóm cũng cần có người dẫn dắt và duy trì thì hoạt động mới được duy trì lây dài và đạt được những hiệu quả như mong đợi.
3.2.3. Xây dựng chương trình can thiệp hiệu quả với người khuyết tật có mặc cảmtự ti tự ti
Hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình khuyết tật, dưới đây chỉ trình bày hai mô hình chính đó là:
Mô hình y học của khuyết tật: theo đó khuyết tật là tình trạng suy giảm thể chất, tinh thần của một cá nhân ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của cá nhân đó. Như vậy việc chữa trị hoặc kiểm soát khuyết tật đồng nghĩa với việc xác định, tìm hiểu, cũng như tác động lên khuyết tật. Do đó nếu chính phủ, khu vực tư nhân và toàn xã hội đầu tư cho việc chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ có liên quan để chữa trị các khuyết tật về mặt y học sẽ giúp người khuyết tật có một cuộc sống bình thường. Mô hình này nhấn mạnh đến bản chất của chính khuyết tật.
Mô hình xã hội của khuyết tật: theo đó những rào cản và định kiến của xã hội dù là có chủ ý hay vô ý là những nguyên nhân chính xác định ai là người khuyết tật và ai không là người khuyết tật. Mô hình này cho rằng một số người có những khác biệt về mặt tâm lý, trí tuệ hoặc thể chất (những khác biệt mà đôi khi có thể coi là những khiếm khuyết) so với chuẩn mực chung, nhưng những khác biệt này sẽ
không dẫn đến các khó khăn nghiêm trọng trong cuộc sống nếu xã hội có thể giúp đỡ và có suy nghĩ, ứng xử tích cực. Mô hình xã hội nhấn mạnh tới sự bình đẳng và chú trọng đến những thay đổi cần thiết của xã hội.
Các mô hình thực hành cũng tạo được một định hướng chung về thân chủ và công tác xã hội và gắn kết tất cả trong các tiến trình công tác xã hội. Nhân viên xã hội được đào tạo để sử dụng các mô hình và mô hình được chọn lựa.
Trong khuôn khổ luận văn này, người nghiên cứu đưa ra mô hình thực hành với vai trò chính của nhân viên công tác xã hội kết hợp với các dịch vụ của địa phương để trợ giúp cho người khuyết tật vượt qua mặc cảm tự ti và hòa nhập cộng đồng. Mô hình được trình bày như sau:
Chăm sóc sức khỏe Hỗ trợ tâm lí Tham gia lớp học kỹ năng Dạy nghề và hỗ trợ vốn Hòa nhập cộng đồng
Cơ hội việc làm Bệnh viện NVXH, tâm lý Trợ giúp pháp lý
Trung tâm dạy nghề Các cơ sở KD Hội PN,chính quyền NVXH Chuyên gia,NVXH Người khuyết tật Vượi qua mặc cảm tự ti, chấp nhận khuyết tật và hòa nhập cộng đồng Tư vấn luật Phòng tham vấn: -Đánh giá nhu cầu
- Sàng lọc và đanh giá vấn đề
. -
Vui chơi, giải trí Test tâm lý mặc cảm CT XH cá nhân CTXH nhóm Hỗ trợ cá nhân trong nhóm NVXH
Các hoạt động cụ thể sẽ được thể hiện thông qua bảng sau: Nội dung Hoạt động cụ thể Lý thuyết kỹ năng vận dụng Người thực hiện Mục tiêu CTXH với cá nhân - Sàng lọc vấn đề của khách hàng và nhu cầu của khách hàng + Thông tin riêng của thân chủ; Mô tả cá nhân trong hệ thống; Xác định điểm mạnh, nguồn lực;
+ Nhu cầu cơ bản của thân chủ khi đến với dịch vụ + Xác định các vấn đề ban đầu - Vận dụng kỹ năng thu thập thông tin - Tiếp cận lấy con người làm trọng tâm Nhân viên CTXH Lựa chọn thân chủ để cung cấp dịch vụ - Test tâm lý mặc cảm Nếu thân chủ có vấn - Thang đánh giá mặc cảm, NVXH, chuyên gia Trợ giúp thân chủ có mặc
đề về tâm lý mặc cảm tự ti thì trợ giúp tham vấn xóa bỏ mặc cảm tự ti, vận dụng kỹ năng của CTXH tự ti - Kỹ năng kỹ thuật trong tham vấn - Lý thuyết gán nhãn, phân tâm tâm lý cảm trở nên tự tin hơn Chăm sóc sức khỏe(nếu có nhu cầu)
Bệnh viện - Giải quyết vấn đề về SK Tư vấn luật Trợ giúp
pháp luật
Hỗ trợ thắc mắc về luật dành cho NKT Vui chơi giải trí
Tham gia lớp học kỹ năng
NVXH Tự tin để tham gia hoạt động xã hội
Dạy nghề, hỗ trợ vốn Trung tâm dạy nghề
Tự mình làm kinh tế
Cơ hội việc làm Cơ quan, doanh nghiệp Hòa nhập cộng đồng Hội PN, chính quyền địa phương Sống tự tin trong cộng đồng CTXH nhóm
Thân chủ tham gia vào các nhóm đồng đẳng - Thành lập các nhóm: nhóm giải trí... - Thiết lập mục tiêu nhóm và kế hoạch thực hiện Kỹ năng làm việc nhóm: - Kỹ năng quan sát - Kỹ năng giải quýêt vấn đề, mâu thuẫn - Kỹ năng thấu NVXH Giúp cá nhân tự tin thông qua học hỏi, chia sẻ cùng các thành viên trong tiến trình sinh hoạt nhóm
- Giải quyết vấn đề nhóm và cá nhân thông qua sinh hoạt nhóm
cảm
Có thể thấy rằng người khuyết tật có những mặc cảm hay rào cản để tiếp cận xã hội có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có rất nhiều công trình nghiên cứu để trợ giúp cho người khuyết tật hòa nhập, tuy nhiên ít có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu nguyên nhân rào cản từ chính bản thân người khuyết tật gây ra, trong đó mặc cảm tự ti là một trong những rào cản lớn từ chính bản thân người khuyết tật khiến họ khó khăn trong quá trình hòa nhập cộng đồng.
Mô hình trên đây trợ giúp người khuyết tật vượt qua mặc cảm tự ti để đáp ứng những nhu cầu về việc giải tỏa những vấn đề trong cuộc sống của người khuyết tật, những sợ hãi về khuyết tật của bản thân, những tự ti mặc cảm... Từ đó, giúp họ nhận thấy mình hoàn toàn làm việc và vui chơi như những người bình thường. Đó là động lực lớn nhất khiến họ vượt qua để hòa nhập với cộng đồng.
Từ những nhận định trên, nếu như mô hình này được mở ra sẽ mang tính thực tiễn cao và hỗ trợ rất nhiều cho người khuyết tật tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi ứng dụng mô hình cũng cần có sự kết hợp của các nhân viên xã hội trong những lĩnh vực khác nhau và am hiểu về vấn đề mặc cảm, tự ti của người khuyết tật, đặc biệt là những trợ giúp về mặt tâm lý. Mô hình cũng cần sự hợp tác của các cơ quan, tổ chức hỗ trợ trong vấn đề việc làm và giải trí để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu có thể khẳng định rằng những giả thuyết mà nghiên cứu đưa ra là đúng.
Hiện nay có rất nhiều người khuyết tật có tâm lý mặc cảm tự ti. Tâm lý mặc cảm tự ti có nhiều yếu tố tác động khác nhau và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người khuyết tật trong đó có người khuyết tật vận động. Mặc cảm tự ti là một trạng thái cảm xúc ai cũng có thể có nhưng đối với người khuyết tật, cảm xúc đó là thường xuyên hơn và dễ thấy. Đây là một trạng thái cảm xúc bình thường nhưng đối với người khuyết tật, nếu như không có những hỗ trợ giúp đỡ họ vượt qua những mặc cảm tự ti dễ dẫn đến những ảnh hưởng tới chính bản thân người khuyết tật như: học tập, vui chơi- giải trí, tìm kiếm việc làm, giao tiếp...
Đánh giá mức độ mặc cảm của NKT có thể thấy NKT vận động do tai nạn dễ dàng mặc cảm hơn so với NKT vận động bẩm sinh từ đó NKT vận động do tai nạn khó hòa nhập hơn với cộng đồng.
Những yếu tố mặc cảm, tự ti của người khuyết tật có nhiều yếu tố tác động nhưng quan trọng nhất chính là yếu tố từ chính bản thân người khuyết tật. Chính bản thân họ không vượt qua được những rào cản của chính mình, không vượt qua được khuyết tật mình đang có và không chấp nhận đó. Tất cả các yếu tố tự nhận thức đó cộng với các yếu tố tác động từ môi trường (gia đình, làng xóm, bạn bè...) khiến cho họ ngày càng khép mình, càng ngày càng tự ti và chui vào vỏ bọc của bản thân và phó mặc số phận.
Những dịch vụ cần thiết hỗ trợ người khuyết tật về tâm lý trong đó có tâm lý mặc cảm tự ti chưa thực sự hiệu quả và còn nhiều hạn chế. Công tác hỗ trợ người
khuyết tật tại địa phương còn lỏng lẻo, không mang tính lâu dài và chưa đồng bộ. Những người hỗ trợ còn thiếu các kỹ năng, kiến thức liên quan tới người khuyết tật nói chung và NKT vận động nói riêng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình trợ giúp người khuyết tật vượt qua mặc cảm tự ti để hòa nhập xã hội nhưng chưa được phát huy vai trò tại các địa phương. Chưa có một đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp làm công việc này để trợ giúp người khuyết tật vượt qua mặc cảm tự ti để hòa nhập cộng đồng.
Khuyến nghị
Trước thực trạng mặc cảm tự ti chiếm phần lớn trong đại đa số những người khuyết tật được điều tra, Nhà nước cần có những thống kê cụ thể về mặc cảm tự ti của người khuyết tật trên cả nước từ đó có những hoạt động hỗ trợ cho họ vượt qua mặc cảm tự ti để hòa nhập xã hội.
Từ các hoạt động công tác xã hội cá nhân và hoạt động nhóm có thể thấy rằng, Nhà nước cần hỗ trợ địa phương để có những nhân viên xã hội chuyên nghiệp làm việc trong lĩnh vực trợ giúp NKT để giúp chính bản thân người khuyết tật hiểu được rằng, bản thân họ cũng cần chấp nhận khuyết tật mình đang có, coi nó là một phần của cuộc sống và có nghị lực vươn lên.
Với các nhân viên xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực người khuyết tật, bản thân họ cần được cơ quan công tác xã chính quyền địa phương nâng cao chất lượng bằng cách tổ chức những lớp tập huấn, lớp đào tạo ngắn hạn về công tác xã hội để nâng cao kiến thức cùng với các kỹ năng làm việc cho họ, giúp họ hiểu hơn về tâm lý, nhu cầu, mặc cảm, tư ti của người khuyết tật.
Ngoài ra, để trợ giúp người khuyết tật có mặc cảm tự ti một cách hiệu quả, các tổ chức có thẩm quyền cần chỉ đạo địa phương đi theo một mô hình nhất định, tiến hành đồng bộ với cả cá nhân và nhóm cùng các vai trò của nhân viên xã hội kết hợp với sự trợ giúp của chính quyền địa phương. Có như thế việc trợ giúp mới thực sự đáp ứng được nhu cầu và đạt hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ tài chính, Dự thảo thông tư liên tịch chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật, 2008
2. David Stafford-Clark, Lê Văn Luyện & Huyền Giang dịch, Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới, 1998.
1. GS.TS Phạm Huy Dũng (chủ biên), Bài giảng CTXH/lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, 2007, NXB đại học sư phạm.
2. GS.TS Vũ Dũng, Từ điển tâm lý học, 1998-2008, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa.
3. GS.TS.Phạm Tất Dong- Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, 2001, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
4. PGS.TS.Trần Thị Minh Đức, Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội. NXB ĐHQGHN, 2008
5. GS.TS. Trần Thị Minh Đức, Giáo trình tham vấn tâm lý, 2009, Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Trần Thị Minh Đức (Chủ biên), Giáo trình Tâm lý học đại cương, 1996, NXB Giáo dục.
7. Đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, 2008.
8. Giáo trình triết học Mác- Lênin, 2004, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
9. Grace Mathew, Lê Chí An (dịch); Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, 1999, Khoa Phụ nữ học- Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh
10.Bùi Xuân Mai, Nguyễn Thị Thái Lan, Lim Shaw Hui, Giáo trình tham vấn, 2008, NXB Lao động Xã hội.
11.Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Nguyễn Đức Vinh, NKT ở Việt Nam, Kết quả điều tra XHH tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng, Đồng Nai, 2008, NXB chính trị quốc gia.
12.Phòng nghiên cứu CTXH Thực hành công tác xã hội chuyên nghiệp, Phát triển và tổ chức cộng đồng, 2009, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
13.Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, 2010.
14.Tổ chức quốc tế phục vụ cộng đồng và gia đình& trường cán bộ Lao động và Xã hội, Hỗ trợ tâm lý xã hội cho người dễ bị tổn thương, 1996.
15.Ủy ban thường vụ quốc hội, Pháp lệnh về người tàn tật, 1998
16.Nguyễn Khắc Việt (chủ biên), Từ điển tâm lý học, 1991, Nhà xuất bản Ngoại Văn, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em Hà Nội.
B. Tài liệu tiếng Anh
17.Andrews, B., & Wilding, JM (2004). The relation of depression, and anxiety to life-stress and achievement in students. British Journal of Psychology, 509–521.
18.Beck, Rush Shaw và Emery, “The Enchiridion”, 1979
19. CEDAC, Evaluation Study on the Quality of life of Wheelchair Users. At the request of Cambodian Wheelchair Working group (nghiên cứu đánh giá về chất lượng cuộc sống của những người sử dụng xe lăn. Theo yêu cầu của nhóm làm việc xe lăn Cam-pu-chia), 1999
20. David Werner cùng với nhóm Projimo và nhiều người bạn khác, Người khuyết tật và cộng đồng (phát triển những công nghệ cải tiến dành cho, làm bởi và cùng với những người khuyết tật)- 2001, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.
21. Davis, L. J, “The Disability Studies reader”, New York, 1997, Routledge
22. Faterson, H. F, “Organic inferiority and the inferiority attitude” The Journal of Social Psychology, Vol 2, 1931, 87-101.
23.Garfinkel, Harold ed. 1986, Ethnomethodological Studies of Work, Routledge
24. Marganet Tennat, Disability in NewZealand: an historical survey (Người khuyết tật ở NewZealand- một cuộc khảo sát lịch sử), number 2, 1996, NewZealand Journal of Disability studies
25. Marieke Engel , Wheelchair users on floor- an evaluation of wheelchair in Thailand (người sử dụng xe lăn trên tầng gác- một đánh giá về xe lăn ở Thái Lan), 1990
26. Morris, J, “ Pride against prejudice: transforming attitudes to disability” 1991, Philadelphia: New Society Publishers.
27. Mary Ann Forgey & Carol S.Cohen; Thực hành Công tác xã hội chuyên nghiệp; 1997; Khoa Phụ nữ học- Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh
PHỤ LỤC
BẢNG ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT VẬN ĐỘNG TẠI THỊ XÃ QUẢNG YÊN-QUẢNG NINH
Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia vào khảo sát.
Mục đích của khảo sát này là tìm hiểu thực trạng về đời sống tinh thần của người khuyết tật vận động từ 18-40 tuổi tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Các kết quả từ điều tra này sẽ được sử dụng cho một luận văn thạc sĩ. Người tham gia khảo sát sẽ hoàn toàn được giấu tên và đảm bảo tính bí mật. Tôi xin bày tỏ lòng cảm kích về việc tự nguyện tham gia khảo sát của anh/chị.
Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của anh/chị.
Phần 1: Tự đánh giá của người khuyết tật
Anh/chị hãy khoanh tròn vào ý kiến mà anh/chị cho là đúng nhất với anh/chị
0= không bao giờ, 1= Hiếm khi, 2= Đôi khi, 3= Hầu hết,4= Luôn luôn
1 Khi nhìn nhận một sự việc, hiện tượng anh/chị cho rằng mình lúc nào cũng đúng và không quan tâm tới các yếu tố khác
0 1 2 3 4 2 Khi một sự kiện xảy ra với anh/chị thì anh/chị cho rằng nó là một tất
yếu đến với mình
0 1 2 3 4 3 Anh/chị cho rằng những người khuyết tật luôn được xem như là
những người yếu kém
0 1 2 3 4 4 Anh/chị luôn có cảm giác mình là gánh nặng của gia đình và xã hội 0 1 2 3 4 5 Anh/chị thường làm trầm trọng hóa hay luôn căng thẳng về những sự