8. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3. Mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động
Mặc cảm tự ti của NKT vận động là trạng thái cảm xúc, cảm nghĩ mà ở đó NKT vận động cảm thấy mình thấp kém hơn so với người khác do chính khiếm khuyết trên cơ thể mình, từ đó họ luôn ý thức rằng mình kém cỏi và không có giá trị như những người xung quanh không có khuyết tật. Họ luôn thu mình trong vỏ bọc bi quan, mặc cảm, tự kì thị bản thân và bị những cảm xúc thua kém chi phối toàn bộ đời sống.
Dựa vào các đặc điểm, biểu hiện của mặc cảm tự ti và các đặc điểm, biểu hiện của người khuyết tật vận động, có thể đưa ra các đặc điểm, biểu hiện về mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động như sau:
1.2.3.2. Đặc điểm:
- Hầu hết những người khuyết tật dù là khuyết tật ở loại nào cũng có mặc cảm về khuyết tật mà họ có. Với người khuyết tật vận động thì mức độ mặc cảm tự ti của họ chủ yếu về ngoại hình, về khả năng đi lại, về khả năng lao động, về sự tham gia xã hội...
- Khuyết tật vận động ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người khuyết tật từ khi họ mang khuyết tật, đặc biệt là dạng khuyết tật không phải do bẩm sinh.
1.2.3.3. Biểu hiện:
Biểu hiện qua nhận thức:
- Người khuyết tật vận động cho rằng mình bị người khác coi thường, thiếu tôn trọng, không được thừa nhận, nhận thức bị bóp méo, xuyên tạc, không phản ánh hiện thực khách quan.
- Người khuyết tật vận động thấy mình là nạn nhân của các dịch vụ không thể tiếp cận được, của sự phân biệt hơn là làm chủ bản thân và ít khi quyết định được vận mệnh của mình.
- Người khuyết tật vận động có mặc cảm không nhận thức được nhu cầu đích thực của mình là gì, không biết mình thực sự là ai, họ nhìn mình và người khác có chiều hướng tiêu cực.
- Trong mọi tình huống xảy ra trong xã hội vì bị cản trở về đi lại nên họ cảm thấy mình thua thiệt, bất hạnh và cô đơn.
Biểu hiện qua xúc cảm- tình cảm - Luôn cảm thấy mình thua thiệt và bất hạnh
- Luôn cảm giác mình là gánh nặng của gia đình và xã hội - Có những dự đoán bi quan và luôn sống trong sợ hãi
- Khi có những khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận giao thông hay công trình công cộng đều có tư tưởng đổ lỗi hoặc đi từ cảm xúc oán trách này đến oán trách khác
Biểu hiện qua hành vi
- Không phát huy khả năng của bản thân, có thể dẫn đến hủy hoại bản thân
- Ngại giao tiếp, chỉ thích ngồi, ngại đi lại, sợ đám đông, trong mối quan hệ xã hội thấy rõ sự thua kém