8. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Ảnh hưởng của mặc cảm tự ti lên cuộc sống của người khuyết tật vận
Như trên đã trình bày, yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan đã cho thấy những tác động lớn tới cuộc sống của người khuyết tật. Từ những yếu tố tác động đó khiến người khuyết tật ngày càng mặc cảm và tự ti về bản thân. Dưới dây là những ảnh hưởng của mặc cảm tự ti lên cuộc sống của họ. Trong phần này, nghiên cứu chủ yếu cho thấy những tác động của yếu tố chủ quan tức là mặc cảm tự ti xuất phát từ chính bản thân người khuyết tật lên chính cuộc sống của họ.
Ảnh hưởng đến học tập
Tham gia học tập là một nhu cầu thiết yếu đối với tất cả mọi người, nhưng đối với người khuyết tật đó là cả một quá trình cố gắng, nỗ lực từ chính bản thân họ cũng như những nỗ lực vượt qua những rào cản từ bạn bè, xã hội. Tuy nhiên hiện nay rất ít NKT có thể vượt qua được những rào cản để đến trường. Chính vì lo lắng về khuyết tật, NKT thường có tâm lý không muốn đi học, không muốn tham gia các hoạt động giáo dục.
Qua nghiên cứu, rất nhiều người khuyết tật nói rằng: “tôi sợ đi học vì sợ bạn bè chê cười” với 78% nói đúng trong tổng số 100 người nói về điều này.
Ngoài ra NKT còn cho rằng: “tôi không đủ thông minh để học tập” với 52%; họ lo sợ các thiết kế lớp học không dành cho mình với 66,7% ; họ không biết học tập để là gì chiếm 92%. Rất ít người cho rằng: học tập là hữu ích đối với họ, chỉ có 31% trong tổng số 100 người nói đúng về điều này.
Theo dự thảo thông tư liên tịch chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật năm 1998, người khuyết tật có thể được miễn, giảm một số môn học, hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà họ không có khả năng tham gia. Việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người khuyết tật theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực, tiến bộ. Ngoài ra, người khuyết tật học tập trong các cơ sở giáo dục nói trên sẽ được hưởng 50-100% học bổng chính sách áp dụng đối với
người tàn tật, khuyết tật. Những nỗ lực này của nhà nước ta cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới người khuyết tật.
Tuy nhiên, nhiều người khuyết tật vẫn chưa hiểu hết về những ưu tiên đối với họ trong giáo dục. Nhiều người còn ngại ngùng việc học tập và không muốn tham gia học tập, phó mặc cuộc đời cho số phận. Họ lo sợ và mặc cảm, họ không vượt qua được chính mình và thậm chí không muốn phấn đấu và không cần học tập. Nhiều gia đình nói rằng: “cho người khuyết tật tham gia học tập là một ý kiến tương đối quan trọng và hữu ích. Như thế sẽ tạo điều kiện cho họ tham gia phát huy tư duy của mình” (PVS số 2, L.V.L, 8h, xã Hiệp Hòa, gia đình NKT). Tuy nhiên nhiều gia đình có người khuyết tật có những nhìn nhận tích cực về vấn đề học tập và khuyết khích cũng như mong muốn cho họ đựơc tham gia các lớp học phù hợp nhưng nhiều người khuyết tật lại nghĩ rằng: “học tập là một điều không cần thiết đối với một người như tôi” (PVS số 3, Đ.T.T, nữ, 29 tuổi, khuyết tật do tai nạn, đang ở nhà).
Một người khuyết tật khi được hỏi: “anh/chị nghĩ như thế nào về việc được tham gia học tập?” đã trả lời rằng: “tôi không muốn đi học vì sợ bạn bè chê cười về khả năng học tập và ngoại hình của mình”(PVS số 3, nam, 32 tuổi, người khuyết tật do tai nạn). Rất nhiều người khuyết tật do mặc cảm mà từ bỏ việc học hành hoặc có những tự ti, những suy nghĩ tiêu cực. Do những nhận thức từ chính bản thân mà họ không muốn đi học hoặc không muốn tham gia bất kì các hình thức học tập nào. Tuy nhiên bên cạnh yếu tố chủ quan thì cũng có những yếu tố khách quan tác động. Nhiều gia đình đã nghĩ rằng: “không phải người bình thường nào cũng có tư duy tốt, người khuyết tật lại càng có tư duy khó khăn nên khó để học tập”(PVS1, N.T.A, 14h xã Liên Hòa, người dân xung quanh gia đình NKT). Chính những người trong gia đình cũng cảm thấy họ hạn chế trong học tập thì việc động viên, thúc đẩy người khuyết tật tham gia học tập lại càng khó khăn hơn. Từ việc không được động viên, khuyến khích cùng với những tự ti, người khuyết tật càng ngày càng sống trong vỏ mặc cảm và thu mình, không muốn tham gia bất kì hình thức học tập nào mặc dù nhiều người cho rằng: “học tập là ước mơ của người khuyết tật, họ cũng là con
người nên cũng nên được tham gia học tập như những người bình thường khác”(PVS số 2, L.V.L, nữ, 29 tuổi, khuyết tật bẩm sinh)
Ảnh hưởng đến khả năng vui chơi, giải trí
Giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát triển của con người về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Nó không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng. Người khuyết tật cũng giống như tất cả những người bình thường khác đều có nhu cầu vui chơi- giải trí. Tuy nhiên khi được hỏi: “Anh/chị nghĩ như thế nào khi tham gia các hoạt động vui chơi- giải trí”,
81% nói rằng họ “lo sợ những hoạt động đó không phù hợp với mình” trong tổng số 100 người được hỏi trả lời đúng về điều này:
Ngoài ra, không ít tỷ lệ trả lời có nhu cầu này nhưng lo sợ nhiều vấn đề như: “Tôi không đủ sức khỏe và khả năng để tham gia” với 58%; “tôi lo sợ bị coi thường”, “tôi sợ bị lạc lõng khi tham gia bất kì hoạt động nào” với 63%, “tôi không thích tham gia những chỗ có quá nhiều người” với 93%. Hầu hết người khuyết tật đều có những rào cản để tham gia vui chơi giải trí, những mặc cảm tự ti về khuyết tật và khả năng của bản thân khiến họ không muốn thể hiện những nhu cầu mà con người ai cũng cần có.
NKT nói rằng “tôi thấy cần tham gia các hoạt động giải trí để khẳng định mình” chiếm tỷ lệ khiêm tốn với 23%. Trong quá trình phỏng vấn sâu, một người khuyết tật nói rằng: “cần có những hoạt động vui chơi- giải trí dành cho người khuyết tật để chúng tôi thấy mọi người luôn quý mến và tôn trọng chúng tôi như bao
người bình thường khác”(PVS số 2, L.V.L, 29 tuổi, nữ, khuyết tật do bẩm sinh, đang làm việc trong doanh nghiệp). Tuy nhiên, một người khác lại nói rằng: “người khuyết tật luôn mang trong mình nhiều mặc cảm, không cần thiết để tham gia hoạt động vui chơi- giải trí”(PVS số 3, Đ.T.T, 29 tuổi, nữ, khuyết tật do tai nạn, đang ở nhà). Điều này cũng cho thấy sự khác biệt ở những người khuyết tật bẩm sinh và do tai nạn, những người khuyết tật đang đi làm và những người chỉ ở nhà.
Nhiều gia đình người khuyết tật rất khuyến khích người khuyết tật trong gia đình mình tham gia các hoạt động giải trí giúp họ hòa mình vào cuộc sống, quên đi nỗi đau của bản thân: “chúng tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi họ được tham gia vui chơi- giải trí, hòa mình để vui chơi cho tâm hồn, tinh thần thoải mái, để phần nào tiếp thêm nghị lực sống cho họ”(PVS số 2, N.V.L, 8h, xã Hiệp Hòa, gia đình NKT). Một số người dân xung quanh gia đình người khuyết tật cũng ủng hộ:
“người khuyết tật tham gia các hoạt động vui chơi giải trí để họ hòa nhập cuộc sống, giúp họ được sống như người bình thường để họ bớt mặc cảm, tự ti trong cuộc sống”(PVS số 2, 14h30, phường Yên Hải, người dân xung quanh gia đình NKT). Tuy nhiên những người nhìn nhận thấy nhu cầu của NKT chiếm con số rất nhỏ, nhiều người vẫn chưa nhìn nhận đúng về điều này và không ít người cho rằng người khuyết tật không đủ khả năng để tham gia các hoạt động vui chơi- giải trí :“những trò vui chơi- giải trí bình thường người khuyết tật khó đủ khả năng để tham gia” (PVS số 1, 14h, xã Sông Khoai, người dân xung quanh gia đình NKT).
Một điều đáng chú ý, hầu hết những người khuyết tật khi được phỏng vấn sâu về nhu cầu tham gia vui chơi giải trí, đến 80% những người phỏng vấn sâu nói rằng:
“tham gia các hoạt động vui chơi- giải trí là không phù hợp với tôi, tôi không đủ khả năng và sức khỏe để tham gia”, ngoài ra một số người lại nói rằng: “tôi không thích tham gia các hoạt động”, “tôi lo sợ bị chê cười”... Có lẽ yếu tố tự nhận thức về khả năng của bản thân là yếu tố tác động nhiều hơn đến việc tham gia các hoạt động giải trí cho người khuyết tật. Chính vì thế mà họ cần nhận được sự động viên ủng hộ rất nhiều từ gia đình, bạn bè. Gia đình, bạn bè cần có những tác động thay
đổi nhận thức của NKT, giúp họ xóa bỏ mặc cảm thì người khuyết tật mới dễ dàng hòa nhập vào các trò chơi- giải trí.
Nhu cầu giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu con người do không gắn liền với sự tồn tại sinh học mà là sự vươn cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tự hoàn thiện và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải trí cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành các nhu cầu tinh thần (Grace Mathew, Lê Chí An (dịch); Nhập môn Công tác xã hội cá nhân, [11, tr. 36], 1999, Khoa Phụ nữ học- Đại học Mở Bán công Thành phố Hồ Chí Minh). Khi nhu cầu tinh thần này không được đáp ứng, những ức chế của bản thân người khuyết tật càng được lên cao. Những điều này ngày càng tích tụ và ngày càng làm họ trầm cảm và mặc cảm hơn. Đến một lúc nào đó họ không còn biết đâu là nhu cầu đích thực từ bản thân mình và dần dần nhu cầu đó cũng trở nên không cần thiết, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người khuyết tật.
Ảnh hưởng đến lao động sản xuất, kinh tế
Với những người khuyết tật, cuộc sống hằng ngày có biết bao khó khăn phải đối mặt: sức khỏe kém, khó khăn trong vận động, sinh hoạt, học tập, đặc biệt là khó có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp để nuôi sống bản thân. Họ cũng như bao người bình thường khác, không muốn là gánh nặng cho gia đình, luôn mong muốn có thể làm kinh tế để nuôi sống bản thân. Tuy nhiên nhiều NKT có suy nghĩ rằng: “Tôi không đủ sức khỏe và năng lực để làm việc” chiếm 50%; họ còn “lo sợ làm việc gì cũng thất bại” chiếm 65%. Ngoài ra khi được hỏi: “Anh/chị nghĩ thế nào về việc tham gia lao động sản xuất, làm kinh tế nuôi sống bản thân và gia đình?” tỷ lệ người khuyết tật trả lời nhiều nhất đó là:“ việc làm đối với tôi là xa vời” với 85% cho thấy NKT không tin mình có thể làm việc để nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời họ gặp khó khăn khi tiếp cận với các cơ hội việc làm.
Trong luật về người khuyết tật quy định trong điều 33 Nhà nước đã quy định cụ thể về việc làm cho người khuyết tật như: Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật... nhưng NKT vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận cũng việc làm. Có nhiều lý do gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của người khuyết tật tùy thuộc vào sức khỏe, mức độ dạng tật, nhận thức, khả năng làm việc... (Marganet Tennat, Disability in NewZealand: an historical survey, 1996, NewZealand Journal of Disability studies). Một trong những yếu tố tác động từ cộng đồng như: thiếu cơ quan dành cho người khuyết tật, tư vấn hỗ trợ việc làm chưa có cho người khuyết tật, các doanh nghiệp e ngại người khuyết tật... Một số gia đình có người khuyết tật nói rằng: “chúng tôi không biết phải làm thế nào để hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật tham gia sản xuất ”(PVS số 2, L.V.L, 8h, xã Hiệp Hòa, gia đình NKT). Sự kết nối lỏng lẻo giữa chính quyền địa phương với người dân đã làm cho NKT không thể tìm kiếm được nguồn lực trợ giúp. Ngoài ra, khi phỏng vấn một số nhân viên đang làm việc với người khuyết tật, một số người nói rằng:“người khuyết tật nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan tôi đề ra, chúng tôi ít có chỉ tiêu cho người khuyết tật” (PVS số 1, Đ.T.T, 9h30, phường Yên Hải, nhân viên đang làm việc với NKT).
Ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận việc làm, cơ hội thăng tiến
Từ những hạn chế ở trên đây trong việc lao động sản xuất và kinh tế dẫn tới ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận việc làm và cơ hội thăng tiến. Hiện nay đã có một số
người khuyết tật đang làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp, các tổ chức. Khi phỏng vấn một số công nhân viên chức đang làm việc với người khuyết tật, họ nói rằng cơ quan họ có những người đã làm việc được 2 hoặc 3 năm, cũng có những người đã làm việc nhưng hiện tại không còn làm việc nữa. Điều này cho thấy đã có những cơ quan tiếp nhận người khuyết tật. Khi cảm nhận về khả năng làm việc của người khuyết tật, một nhân viên nói rằng: “người khuyết tật hoàn thành tốt công việc được giao, khả năng sáng tạo tương đối cao”. (PVS số 2, N.V.B, 8h, công ty TNHH Cường Thịnh). Tất nhiên số lượng người khuyết tật được làm việc trong các công ty, các cơ quan hay các tổ chức còn hạn chế.
Khi điều tra về “cơ hội thăng tiến trong công việc của người khuyết tật?” rất nhiều NKT nói rằng “Dù tôi có thành công trong công việc cũng không được chấp nhận” chiếm 67%:
Ngoài ra, một số NKT nói: “Tôi không bao giờ có thể thăng tiến được”
chiếm 56%. Theo Luật cho người khuyết tật về: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật; Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng lao động là người khuyết tật phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với lao động là người khuyết tật... Điều này cũng nhấn mạnh
rằng người khuyết tật hoàn toàn có cơ hội tuyển dụng như nhiều người bình thường khác nếu họ biết cố gắng và phấn đấu phát huy khả năng của mình. Tuy nhiên, hiện nay các cơ hội tuyển dụng cho người khuyết tật tại các địa phương còn hạn chế bởi nhiều NKT được tuyển dụng nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Một số nhân viên làm việc với người khuyết tật nói rằng: “tôi cảm thấy không thoải mái khi làm việc cùng người khuyết tật, họ chậm chạp quá”, “chúng tôi tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để họ hoàn thành tốt công việc nhưng họ không không tận dụng được” (PVS số 1, Đ.T.T, 9h30, phường Yên Hải, nhân viên đang làm việc với NKT)
Ngoài ra, hiện đã có một số trung tâm dạy nghề mở ra, thân thiện với người khuyết tật, người khuyết tật cũng được đào tạo những nghề nghiệp phù hợp với khả năng và khuyết tật của nhưng sau đó họ không được tuyển dụng tại các cơ quan. Điều này khiến nhiều NKT càng mặc cảm hơn về bản thân và cảm giác bị xã hội coi thường: “người khuyết tật có đủ tay nghề để làm việc cũng như tham gia lao động sản xuất nhưng không có cơ hội việc làm hoặc không được tuyển dụng, như vậy thực sự thiếu công bằng đối với người khuyết tật”
(PVS số 1, nam, 32 tuổi, khuyết tật do tai nạn).
Hiện nay, theo quy luật của thị trường lao động, ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề, cung luôn luôn vượt cầu nên người lành lặn tìm được việc làm đã khó, NKT