8. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Thực trạng mặc cảm tự ti của NKT vận động ở thị xã Quảng Yên Quảng
2.1. Thực trạng mặc cảm tự ti của NKT vận động ở thị xã Quảng Yên- QuảngNinh Ninh
Hiện nay ước tính cả nước có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật, chiếm khoảng 6% dân số, trong đó có 1,1 triệu khuyết tật nặng, chiếm 21,5% tổng số người khuyết tật. Bao gồm 29% khuyết tật vận động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngôn ngữ, 7% trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Tỷ lệ nam là người khuyết tật cao hơn nữ do các nguyên nhân hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tai nạn thương tích...
Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật còn gặp nhiều khó khăn trong đó: 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người khuyết tật ở nông thôn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội; 32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời điểm), 24% ở nhà tạm. Những khó khăn này cản trở người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm, tham gia giao thông...
Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp lệnh và chính sách liên quan đến người khuyết tật cũng còn hạn chế. Theo đánh giá của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội năm 2008, mới chỉ có 22,9% người biết Pháp lệnh về người khuyết tật, còn tới 77,1% số người không biết. Trong số biết chỉ có 6,4% biết rõ, 16,5% mới chỉ nghe và biết tên. Hiểu biết ít nên các hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật ở cộng đồng chưa được thực hiện tốt. Người khuyết tật thường tự ti trong cuộc sống, chưa thấy được quyền và trách nhiệm của mình (Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình, 2010)
Theo điều tra mới nhất của phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã, cả thị xã có 2063 hộ dân có người khuyết tật với tổng số người khuyết tật là 3923. Từ đó có thể thấy rằng, ở Quảng Yên hiện nhiều hộ gia đình có từ hơn 1 người
khuyết tật trở lên. Cũng theo thống kê, người khuyết tật vận động chiếm 20% còn lại là các dạng khuyết tật khác với độ tuổi từ 18-25 chiếm số lượng chủ yếu.
Theo như số liệu thông qua phòng lao động thị xã Quảng Yên, tỷ lệ nguời khuyết tật vận động ở các xã, phường là khác nhau. Trong đó xã Liên Hòa có đông người khuyết tật nhất với 461 người và 121 người là người khuyết tật vận động chiếm 26%. Phường Nam Hòa có ít người khuyết tật nhất trong toàn thị xã với 124 người khuyết tật trong đó có 22 người khuyết tật vận động, chiếm 18%. Tuy nhiên, một số trường hợp các xã, phường có ít người khuyết tật nhưng tỷ lệ người khuyết tật vận động chiếm lỷ lệ cao như phường Quảng Yên có 159 người khuyết tật trong đó 59 người là khuyết tật vận động chiếm 37%.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng số người khuyết tật ở thị xã Quảng Yên khá lớn, trong đó người khuyết tật vận động chiếm 20% ở các dạng khác nhau và ở các nguyên nhân khác nhau. Trước tình hình đó, việc quan tâm tới người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng là thực sự cần thiết đối với các cấp, các ban ngành trên địa bàn thị xã.
Trong 100 phiếu khảo sát được phát ra, phiếu thu về là 100 và các phiếu khảo sát đều đúng theo yêu cầu của điều tra. Kết quả thu được cho thấy mức độ mặc cảm của người khuyết tật, cụ thể như sau:
Phần trình bày trên đây cho thấy mức độ mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động trên địa bàn thị xã Quảng Yên chiếm tỷ lệ khá cao. Hầu hết những người
khuyết tật này đều có tâm lý mặc cảm chiếm 30% “hầu hết” mặc cảm, 28,26 %
“đôi khi” mặc cảm, 22,12% “luôn luôn”, 14,36% “hiếm khi” và tỷ lệ ít nhất là
“không bao giờ” với 5.36 %. Từ đó nhận thấy rằng mặc cảm, tự ti là điều đáng quan tâm đối với hầu hết người khuyết tật vận động tại địa phương. Cụ thể khi đưa ra đánh giá về việc: “anh/chị luôn có cảm giác mình là gánh nặng của gia đình và xã hội”, đa số người khuyết tật nói rằng “đôi khi” họ cảm thấy điều đó chiếm 37% và chỉ 0,9% chọn “không bao giờ” còn 19/100 người luôn luôn cảm thấy điều đó chiếm 17,6%.
Một ví dụ nữa khi người khuyết tật đánh giá về việc: “anh/chị thường làm trầm trọng hóa hay luôn căng thẳng về những sự kiện xảy ra với mình”, hầu hết người khuyết tật chọn đúng với 27 người chiếm 25%, và 24 người luôn luôn cảm thấy điều đó chiếm 22,2%. Qua số liệu trên có thể thấy rằng NKT luôn mang trong mình nhiều mặc cảm tuy nhiên không phải người khuyết tật trong bất kì điều gì cũng cảm thấy luôn luôn tự ti mà chỉ là hầu hết. Vì vậy, việc hỗ trợ người có tâm lý mặc cảm là cần thiết để trợ giúp cho người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng vượt qua những rào cản đó để hòa nhập với xã hội.
Theo kết quả nghiên cứu, thị xã Quảng Yên với độ tuổi từ 18-40, số người khuyết tật vận động chủ yếu là nam chiếm 60% và nữ chiếm 40% trong đó 48% khuyết tật vận động do bẩm sinh và 52% khuyết tật vận động do tai nạn và các nguyên nhân khác. Như thế có thể thấy rằng tỷ lệ người khuyết tật do tai nạn và các nguyên nhân khác chiếm số lượng đông hơn số người khuyết tật bẩm sinh.
Tỷ lệ về việc làm của người khuyết tật vận động thu được trong nghiên cứu được thể hiện như sau:
Từ biểu đồ trên cho thấy số NKT không làm gì chiếm tỷ lệ khá cao với 59%, sau đó là 33% những NKT có việc làm tại nhà. Những NKT vận động hầu hết là sống phụ thuộc vào gia đình, họ hầu như không làm gì và chỉ sống phụ thuộc vào tiền trợ cấp của Nhà nước. Những người có công việc ở nhà thường làm công việc đơn giản và thu nhập thấp như: bán hàng, đan thủ công, sửa chữa điện tử... trong đó rất ít cá nhân đang làm việc trong các cơ quan nhà nước. Số người đang làm việc trong các cơ quan nhà nước chiếm 7% và làm các công việc khác chiếm 1%. Theo một số cán bộ phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Thị xã Quảng Yên cho biết, một số người khuyết tật đang làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp hầu như làm trong doanh nghiệp của gia đình hoặc làm các công việc đơn giản trong cơ quan Nhà nước. Một số NKT đã làm việc tại các doanh nghiệp trong thời gian khá lâu khoảng ba năm hoặc có những người làm được một, hai năm. Công việc mà họ thường làm là: quản lý thư viện, văn phòng, phô tô, nấu ăn...
Về tương quan việc làm và nguyên nhân khuyết tật, có thể thấy sự khác nhau giữa những NKT vận động do bẩm sinh và NKT vận động do tai nạn. Kết quả điều tra chỉ ra rằng, những người làm việc tại nhà do bẩm sinh cao hơn những người làm việc tại nhà do tai nạn với 22 người làm việc tại nhà do bẩm sinh trong tổng số 33 người (chiếm 66,6%) và 11 người làm việc tại nhà do tai nạn trong tổng số 33 người (chiếm 33,4%). Trong khi đó, số người khuyết tật do tai nạn không làm gì chiếm tỷ lệ cao nhất với 36 người trong tổng số 59 người không làm gì (chiếm 61%) . Ngoài ra, kết quả điều tra cho thấy có 3 người khuyết tật bẩm sinh đang làm trong các
doanh nghiệp và 4 người khuyết tật do tai nạn đang làm trong các cơ quan Nhà nước.
Từ những kết quả ở trên có thể thấy rằng, NKT vận động bẩm sinh dễ dàng thích nghi với khuyết tật của họ hơn những NKT vận động do tai nạn. Những người khuyết tật bẩm sinh ngay từ khi sinh ra đã mang khuyết tật nên họ dễ dàng chấp nhận khuyết tật hơn và coi đó là một phần cuộc sống của mình. Có lẽ vì vậy mà họ dễ dàng thích nghi với cuộc sống hơn và việc phải tìm việc làm để có thu nhập cho bản thân và gia đình là cần thiết đối với họ. Ngược lại, những người khuyết tật do tai nạn phải mất một thời gian dài để chấp nhận khuyết tật mà trước đây họ không có, họ phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề về khủng hoảng tâm lý từ bản thân cũng như từ gia đình. Nhiều người sau khi bị khuyết tật đã chán nản, thậm chí từ bỏ những việc làm mà trước đây họ đang có.
Qua điều tra 100 mẫu với 52% là người khuyết tật do tai nạn và 48% là do bẩm sinh có thể thấy rằng hầu hết những NKT bẩm sinh ít có mặc cảm hơn so với những NKT do tai nạn. Cụ thể trong hầu hết các câu hỏi trong thang đánh giá mặc cảm, những người khuyết tật do tai nạn đều trả lời ở mức 4, tức là “hầu hết” cảm thấy mặc cảm, trong khi NKT bẩm sinh đạt ở mức 3 với “đôi khi” cảm thấy mặc cảm. Khi được hỏi về “Trong mối quan hệ xã hội (bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp...) anh/chị cảm thấy cô đơn, không có ai bên cạnh, cảm thấy bị bỏ rơi”
những người khuyết tật bẩm sinh có tỷ lệ trả lời câu hỏi theo mức độ như sau:
Theo biểu đồ trên cho thấy : 35,4% chiếm tỷ lệ cao nhất trả lời “đôi khi ” tức là mặc cảm ở mức độ 3. Điều này thể hiện rằng đôi khi NKT mới cảm thấy mặc cảm, đôi khi họ mới cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. So sánh những người khuyết tật do tai nạn trong câu hỏi này lại có mức độ mặc cảm khác hẳn. Cụ thể được thể hiện trong biểu đồ sau:
Từ bảng trên dễ dàng nhận thấy rằng NKT vận động do tai nạn có tỷ lệ mặc cảm khá cao với 34,6% “hầu hết ” cảm thấy mặc cảm.
Ngoài ra, trong những câu hỏi khác như: “Nhiều khi anh/chị muốn đập phá và hủy hoại tất cả thậm chí cả bản thân khi bị nghĩ đến khuyết tật của mình”, 16 người chiếm 33,3% là tỷ lệ cao nhất trong số 48 người khuyết tật do bẩm sinh cho rằng họ “hiếm khi” cảm thấy điều đó; trong khi cũng cùng câu hỏi trên, 19 người trong tống số 52 người khuyết tật do tai nạn chiếm 39,5% trả lời rằng họ “luôn luôn” cảm thấy điều đó.
Từ những kết quả trên có thể nhận thấy những người khuyết tật do tai nạn có mức độ mặc cảm cao hơn những người ngay từ khi sinh ra đã có khuyết tật. Đây là một trong những kết quả quan trọng của điều tra cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ mặc cảm giữa những người khuyết tật vận động do những nguyên nhân khác nhau. Từ đó cho thấy, việc NKT thích ứng với khuyết tật và chấp nhận khuyết tật đang có là vô cùng quan trọng. Nếu như họ chấp nhận khuyết tật, coi đó là một phần tất yếu đối với bản thân, họ sẽ ít có mặc cảm hơn; ngược lại, nếu như NKT không vượt qua
được khuyết tật của chính mình, họ sẽ luôn sống trong vỏ bọc tự ti, sợ hãi và đầy mặc cảm.
2.2. Mặc cảm tự ti của người khuyết tật vận động và ảnh hưởng của mặc cảm tự ti lên cuộc sống của họ