Đánh giá dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật về tâm lý cũng như hỗ trợ vượt

Một phần của tài liệu 02050001833_2 (Trang 64 - 69)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đánh giá dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật về tâm lý cũng như hỗ trợ vượt

qua mặc cảm tự ti tại địa phương

Khái quát một số dịch vụ đang tiến hành trên cả nước

Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều các dịch vụ trợ giúp cho người khuyết tật. Một trong các dịch vụ đó là các thiết kế giao thông phù hợp cho người khuyết tật. Ví dụ như ở Curitiba, Brazil: Curitiba có một “gia đình các dịch vụ” gồm xe bus chạy trong một khu vực, các tuyến đường nhánh, đường cao tốc, xe bus phục vụ khác hàng du lịch và những chiếc xe bus có thang nâng...

Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều các cơ quan, tổ chức dành cho người khuyết tật. Một trong số đó là: Cuộc sống vẫn tươi đẹp. Đây là một tổ chức với chiến dịch nâng cao nhận thức và gây quỹ cho người khuyết tật. Các hoạt động dịch vụ hỗ trợ đó là: Giới thiệu và giúp nhân rộng 10 mô hình hỗ trợ người khuyết tật hiệu quả tại Việt Nam; Kết nối với các nhà tài trợ, các kênh truyền hình đóng góp cho người khuyết tật và các tổ chức hỗ trợ: Chiến dịch thiết lập các kênh kết nối với các nhà hảo tâm, các nhóm nhân đạo, các nhà tài trợ cá nhân và tổ chức tài chính thông qua nhiều phương thức và hoạt động.

Ngoài ra, một số tổ chức khác cũng hành động vì người khuyết tật như: hội người khuyết tật Hà Nội, tổ chức hành động sáng tạo vì người khuyết tật Ideal, tổ chức nghị lực sống... Tất cả các hoạt động của các tổ chức đều hướng đến hành động vì người khuyết tật. Các hoạt động được tổ chức như tư vấn luật, hỗ trợ việc làm, hỗ trợ kinh tế... Gần đây, hội người khuyết tật Hà Nội cũng có những hoạt động cho người khuyết tật như: giúp người khuyết tật ứng phó với thiên tai; tổ chức ngày người khuyết tật Việt Nam 18-4; tập huấn kỹ năng giao tiếp...

Đánh giá các dịch vụ đang hoạt động ở thị xã Quảng Yên

Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có gần 20.000 NKT. Đa phần họ phải sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội. Trong khi đó, phần lớn các hộ gia đình có NKT lại có mức sống trung bình hoặc thấp.

Ở Quảng Yên hiện cũng đã thành lập các cơ sở vì cộng đồng trong đó chú ý đến người khuyết tật. Cụ thể các dịch vụ đang hoạt động tại Quảng Yên có liên

quan tới người khuyết tật đó là: Quỹ Việc làm dành cho người tàn tật; Quỹ Bảo trợ NTT và trẻ mồ côi; Quỹ Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin; Quỹ Bảo trợ trẻ em; Trung tâm điều dưỡng Thương binh và Người có công; Trung tâm Bảo trợ trẻ em có HCĐB; Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng; Trung tâm Bảo trợ xã hội. Những tổ chức, quỹ này mỗi năm huy động, xã hội hoá được hàng tỷ đồng trợ giúp cho NKT thông qua các hoạt động như: Chỉnh hình phục hồi chức năng, làm chân tay giả và dụng cụ chỉnh hình; nhận nuôi dưỡng; cấp xe lăn, xe đạp; trao học bổng, góc học tập; trợ giúp xây, sửa nhà ở, trợ cấp khó khăn v.v...

Tất cả các hoạt động trên đều được thực hiện tại thị xã thông qua phòng Lao động Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, thị xã đã có văn phòng công tác xã hội, hoặc các hội phụ nữ tại địa phương, đoàn thanh niên thị xã... Tại đây nhân viên xã hội, các cán bộ phụ nữ, đoàn... cũng có những hoạt động để hỗ trợ người khuyết tật theo nhu cầu về tâm lý, cung cấp dịch vụ, tư vấn luật... với mạng lưới cộng tác viên công tác xã hội tại khắp các phường, các thôn, xóm.

Khi hỏi một cán bộ tại hội phụ nữ, chị nói rằng: “công việc chính của chị là tuyên truyền động viên giúp đỡ người khuyết tật” (PVS số 1, N.T.L, 9h, phường Yên Giang, nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực trợ giúp NKT); một nhân viên khác nói rằng: “chị đang làm công việc hướng dẫn các công việc hằng ngày cho người khuyết tật” (PVS số 2, Đ.T.M, 13h, phường Yên Hải, nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực trợ giúp NKT). Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng, hầu hết những hỗ trợ tại địa phương còn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật đặc biệt trong trợ giúp về mặc cảm tự ti.

Một trong những lý do chính NKT không thỏa mãn nhu cầu khi được trợ giúp đó là hầu hết những nhân viên làm việc với trong lĩnh vực này đều không được học những chuyên ngành trong lĩnh vực liên quan tới người khuyết tật. Khi có người khuyết tật cần hỗ trợ, nhân viên hầu như chỉ cung cấp được những vấn đề về mặt việc làm, dịch vụ mà không có kỹ năng trợ giúp tâm lý. Khi hỏi rằng: “ cơ quan anh/chị đã có những hoạt động này liên quan đến việc hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật trong đó có hỗ trợ vượt qua mặc cảm tự ti”

tất cả các nhân viên đều trả lời rằng: “chưa có” và cho rằng: “có thể trong tương lai sẽ có”.

Tuy nhiên, hầu hết những cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật đều nói rằng, các hoạt động này thực sự chưa chú trọng đến suy nghĩ cũng như nhu cầu của người khuyết tật. Nhiều người khuyết tật có những vấn đề về tâm lý cũng như mặc cảm nhưng không được trợ giúp. Một số nhân viên nói rằng: “cần có những hoạt động, chương trình, mô hình đa dạng, cụ thể và chuyên nghiệp để trợ giúp tâm lý cho người khuyết tật trong đó có tâm lý mặc cảm tự ti” bằng cách “tạo nhiều các khóa tập huấn bổ trợ kỹ năng công tác xã hội để nâng cao sự trợ giúp cho người khuyết tật”(PVS số 1, N.T.L, 9h, phường Yên Giang). Có như thế người khuyết tật mới được trợ giúp về mọi mặt trong cuộc sống thường ngày nhiều khó khăn, nhiều tự ti. Từ thực trạng trên có thể thấy rằng, hiện nay nhu cầu về trợ giúp của NKT về tâm lý khá cao trong khi đó dịch vụ tại địa phương chưa thể đáp ứng được. Những thiếu hụt đó dẫn đến những khó khăn cho NKT trong giải quyết các nhu cầu về tâm lý cũng như giải tỏa các khó khăn trong cuộc sống của họ.

Đề xuất cần có sự tham gia của công tác xã hội chuyên nghiệp với những vai trò cơ bản để trợ giúp cho người khuyết tật vượt qua tâm lý mặc cảm tự ti

Từ thực trạng dịch vụ ở trên có thể thấy rằng, nhân viên xã hội đóng vai trò quan trọng trong trợ giúp người khuyết tật vượt qua tâm lý mặc cảm tự ti. Một nhân viên xã hội tại văn phòng CTXH nói rằng: cần có những hỗ trợ chuyên nghiệp cho người khuyết tật như: “mở các mô hình và hỗ trợ họ một cách thường xuyên thì mới giúp họ vượt qua được tâm lý mặc cảm, tự ti trong cuộc sống “(PVS số 3,L.H.L, 10h, thị xã Quảng Yên )

Khi được tham gia vào các mô hình với những sự trợ giúp một cách liên tục và chuyên nghiệp, người khuyết tật chắc chắn sẽ có cái nhìn khả quan hơn về cuộc sống của họ cũng như tự tin hơn trong cuộc sống. Cụ thể khi được hỏi về sự tham gia vào các hoạt động tại địa phương, một nhân viên cho rằng: “người khuyết tật làm việc và tham gia hết mình, không nản lòng, không chùn bước trước những khó

khăn”, “họ luôn lắng nghe với sự trợ giúp và động viên từ phía nhân viên” PVS số 3, L.H.L, 10h, thị xã Quảng Yên )

Chính vì vậy cần có nhân viên công tác xã hội một cách chuyên nghiệp hoạt động để trợ giúp người khuyết tật tại thị xã Quảng Yên. Tuy nhiên người khuyết tật là một trong những đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt nếu họ còn là người mang nhiều mặc cảm và tự ti. Do đó khi làm việc với người khuyết tật, nhân viên công tác xã hội cần đặc biệt chú ý đến những vấn đề tâm lý của người khuyết tật trong quá trình hoạt động (Tổ chức quốc tế phục vụ cộng đồng và gia đình& trường cán bộ Lao động và Xã hội, Hỗ trợ tâm lý xã hội cho người dễ bị tổn thương, [16, tr. 46], 1996).

Với việc định hướng vai trò của nhân viên xã hội trong quá trình trợ giúp cho người khuyết tật, nhân viên công tác xã hội có thể đảm nhiệm các vai trò sau:

Vai trò tham vấn

Đây là một trong những vai trò quan trọng trong trợ giúp người khuyết tật vượt qua mặc cảm tự ti. Để có thể tham vấn và hỗ trợ tâm lý một cách tốt nhất, nhân viên xã hội cần có nhiều các kiến thức về tâm lý học mới có thể hiểu được một cách sâu sắc về người khuyết tật và có thể hiểu được lý do tại sao họ mặc cảm, họ cần hỗ trợ những gì và bắt đầu tham vấn tâm lý như thế nào?

Vì vậy, với vai trò tham vấn, nhân viên công tác xã hội sẽ làm việc trực tiếp với bản thân người khuyết tật để tìm hiểu về bệnh tật của họ, đời sống tình cảm của họ, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, cảm xúc của họ... Sau khi tìm hiểu rõ về các vấn đề này, nhân viên xã hội tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của thân chủ hiện tại và giúp họ có thể vượt qua được những tự ti về khuyết tật và bản thân. Bản thân người khuyết tật cũng nói rằng: “tôi nghĩ người khuyết tật thường sự ti không muốn gia tiếp nên cần được hỗ trợ tâm lý” (PVS số 1,nam, 32 tuổi, khuyết tật do tai nạn, người khuyết tật vận động ). Với vai trò tham vấn, nhân viên xã hội cần có những kỹ năng nhất định mới có thể trợ giúp người khuyết tật một cách hiệu quả như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng vấn đàm, qua sát, thấu cảm...

Được tham gia hoạt động nhóm là một việc rất tốt đối với người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật vận động. Tham gia nhóm, người khuyết tật có thể học hỏi lẫn nhau, chia sẻ những khó khăn cho nhau và cùng nhau vượt qua rào cản của bản thân và xã hội. Hầu hết những người khuyết tật khi được phỏng vấn đều mong muốn có thể tham gia một câu lạc bộ hay tham gia một nhóm nào đó: “tôi muốn tham gia nhóm nào đó để cho đỡ buồn, đỡ cô đơn, và đó cũng là chỗ dựa tinh thần cho mình nữa”(PVS, nữ, 40 tuổi, khuyết tật bẩm sinh, người khuyết tật vận động).

Hiện nay, đã có một số nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực người khuyết tật với những hoạt động như: “công việc của chị là lên các chương trình hoạt động cho các câu lạc bộ, nhóm trực thuộc hội và tham gia tổ chức các chương trình đó… ngoài ra chị còn giúp thành lập các câu lạc bộ, nhóm tự giúp tại các địa phương cho người khuyết tật tham gia…” (PVS số 2, Đ.T.M, 13h, phường Yên Hải, nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực NKT). Có những nhóm hiện đang hoạt động rất hiệu quả nhưng cũng có những nhóm không hoạt động được hoặc rất ít hoạt động. Đó một phần là do người lãnh đạo nhóm chưa có kế hoạch hoạt động tốt, một phần do người điều phối chưa cung cấp nhiều kỹ năng, nhiều phương thức hoạt động để duy trì nhóm dẫn tới nhóm tan vỡ.

Một nhân viên đã nói rằng: “nhân viên xã hội hiện nay đã có nhưng còn ít và không được đào tạo chuyên nghiệp. Chị nghĩ rằng trước hết cần nhận thức rõ về vai trò của đối tượng này trong xã hội từ đó đưa họ vào các tổ chức để từ đó trợ giúp những nhóm người yếu thế trong xã hội. Ngoài ra, với những người như chị- đang hoạt động như một nhân viên công tác xã hội thì cần phải được trang bị kiến thức, kỹ năng nhiều hơn nữa liên quan tới người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng để đáp ứng nhu cầu mà họ cần” (PVS số 3, L.H.L, 10h, thị xã Quảng Yên, nhân viên trong lĩnh vực NKT). Vì vậy, khi thành lập được các nhóm NKT, nhân viên xã hội cần tiếp tục là người trợ giúp nhóm hoạt động bằng việc điều phối các chương trình liên quan hoặc kết nối nhóm với các tổ chức để các tổ chức thực hiện các dự án, các hoạt động hỗ trợ một cách thường xuyên cho người khuyết tật tham gia. Khi các vấn đề nhóm được giải quyết hoặc vấn đề cá

nhân như mặc cảm được giải quyết trong nhóm, cần có hoạt động chuyển giao nhóm về với cộng đồng để họ tiếp tục sinh hoạt.

Cung cấp dịch vụ

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhân viên xã hội là cung cấp các dịch vụ cho thân chủ. Với vai trò này, nhân viên xã hội là người kết nối người khuyết tật các địa điểm mà họ cần như: y tế, bệnh viện, cơ sở vui chơi- giải trí, tư vấn việc làm, tư vấn luật pháp hoặc đối với người khuyết tật vận động sử dụng xe lăn cần giúp họ tìm kiếm các cửa hàng xe lăn, cơ sở sản xuất xe lăn, thông tin cần biết về xe lăn, sửa chữa xe lăn…(GS.TS Phạm Huy Dũng (chủ biên), Bài giảng CTXH/lý thuyết và thực hành công tác xã hội trực tiếp, [3, tr. 25], 2007, NXB đại học sư phạm). Bằng cách này, nhân viên xã hội sẽ giúp người khuyết tật vận động đáp ứng được nhu cầu của họ.

Tuy nhiên, ở bất cứ vai trò nào thì các nhân viên xã hội trong mỗi lĩnh vực cần liên kết chặt chẽ với nhau để trợ giúp cho người khuyết tật vận động một cách đồng bộ, đầy đủ và hiệu quả nhất. Và để làm được điều này, nhân viên xã hội cũng cần có những kỹ năng đặc thù như: kỹ lắng nghe, kỹ năng vấn đàm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thu thập thông tin… Hơn nữa, để làm tốt lĩnh vực này, nhân viên xã hội cần có những kiến thức cơ bản về người khuyết tật nói chung và người khuyết tật vận động nói riêng.

Một phần của tài liệu 02050001833_2 (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)