V. Phòng bệnh và địch hạ
THỨC Ă N DINH DƯỠNG
Hãng cá hồi Andfjord Salmon đã đồng ý tham gia thỏa thuận nguồn cung thức ăn với Skretting. Theo đó, Skretting sẽ cam kết cung cấp thức ăn được sản xuất riêng cho các trang trại cá hồi Andfjord Salmon để đảm bảo chất lượng nước tối ưu, phúc lợi vật nuôi và các điều kiện tăng trưởng của mô hình nuôi cá hồi trên cạn. Nguồn thức ăn mới này sẽ hỗ trợ Andfjord Salmon sản xuất cá hồi chất lượng hảo hạng.
Dự án Aqua Cell của châu Âu sẽ phát triển tế bào đường ruột cho cá chẽm châu Âu và cá hồi Atlantic để thử nghiệm những sản phẩm mới và đánh giá tiềm năng của chúng trong việc bổ sung vào các loại thức ăn, giảm số lượng bột cá sử dụng trong thử nghiệm. Aqua Cell hướng đến mục tiêu cung cấp công cụ cho ngành khoa học dinh dưỡng, góp phần tạo ra một ngành NTTS bền vững. Công cụ này được kỳ vọng giảm sử dụng vật nuôi và chi phí liên quan đến thử nghiệm in vivo bằng cách tận dụng lợi thế của các dòng tế bào đường ruột in vitro.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã đánh giá men vi sinh Lactobacillus casei và tỏi (synbiotic) lên hiệu suất tăng trưởng, khả năng tận dụng lipid, hoạt tính kháng ôxy hóa, tình trạng niêm mạc ruột, biểu hiện gen cytokine và đáp ứng biểu mô đường ruột của cá giò non sau khi gây nhiễm Vibrio harveyi. Cá giò có trọng lượng 9,16 ± 0,08 g được chia ngẫu nhiên vào 8 bể 300 L, mật độ 20 cá, ăn khẩu phần đối chứng và khẩu phần bổ sung 1% bột tỏi và 1% K.casei trong 56 ngày. Các kết quả cho thấy, synbiotic không cải thiện đáng kể về tốc độ tăng trưởng, nhưng cải thiện khả năng sử dụng thức ăn, lipid và hoạt tính glutathiione peroxidase. Đường ruột của cá nhiễm V.harveyi
cũng được cải thiện và xuất hiện gen đáp ứng miễn dịch.
MT
Nhóm chuyên gia tại Philippines đã sử dụng 70 kg phụ phế phẩm đầu tôm sú tươi ướp lạnh (SH) thu gom từ một nhà máy chế biến tại Meycauayan, Bulacan, Central Luzon. Từ đó, đóng gói đầu tôm trong các thùng HDPE để vận chuyển đến phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu Thủy sản Quốc gia (NFRDI) tại thành phố Quezon. Nhiệt độ của SH được duy trì gần mức 0°C suốt quá trình vận chuyển. Sau đó được rửa sạch, để ráo nước, đóng gói và cấp đông ở -18°C trước khi chế biến.
Các phần tôm được chuẩn bị để phân tích gồm phế phẩm tôm có vỏ (SHwc) và phế phẩm tôm không vỏ (SHwoc). Các mẫu được nghiền mịn và nấu chín để sản xuất hỗn hợp bột nhão, sau đó mới cấp đông. Hỗn hợp bột tôm đông lạnh được đưa tới phòng Khoa học và Kỹ thuật - Viện Phát triển Kỹ thuật Công nghiệp (DOST-ITDI), Bicutan, thành phố Taguig để phân tích.
Loại bỏ vỏ tôm và các phần phụ khác SH suốt quá trình làm sạch và rửa đã làm giảm đáng kể khối lượng SHPwoc và 2 tiếng nấu chín bằng cả 2 phương pháp xử lý đã gây hao hụt hơn 30% do quá trình bay hơi. Hơn nữa, sản phẩm SHPwc đạt sản lượng cao hơn gần 6% so
với SHPwoc. Sản lượng của nhóm nghiên cứu Philippines cao hơn 5 - 10% so các nhóm khác.
Dữ liệu của nhóm về thành