V. Phòng bệnh và địch hạ
CHƯƠNG TRÌNH CÓ SỰ HỖ TRỢ CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
Gắn với công tác xây dựng mô hình và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông đã tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, sản xuất an toàn theo hướng VietGAP; nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, sạch bệnh và ATTP; từ đó liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho người dân.
Công tác tuyên truyền được chú trọng
Theo Giám đốc Tạ Quang Sáng, để có được những mô hình hiệu quả, thiết thực, có tính lan tỏa cao, phải kể đến công tác tuyên truyền, tập huấn được Trung tâm chú trọng triển khai thường xuyên.
Trong năm 2021, Trung tâm đã tổ chức 58 lớp tập huấn về chương trình đất lúa theo Nghị định 35; 119 lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt thôn bản; tổ chức 2 lớp tập huấn khuyến nông từ nguồn khuyến nông Quốc gia; tổ chức 4 lớp cho đối tượng Khuyến nông tỉnh/huyện; chủ trì phối hợp với các đơn vị Ban quản lý cảng cá Nghệ An, Chi cục Thủy sản Nghệ An tổ chức 15 lớp tập huấn cho ngư dân các xã khó khăn vùng bãi ngang ven biển với nội dung: các giải pháp chống khai thác IUU nhằm gỡ bỏ “thẻ vàng” của EC; triển khai 10 lớp tập huấn cho nông dân vùng khó khăn; theo dõi các đơn vị Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nguồn tập huấn tổng 1.312 lớp tập huấn cho nông dân…
Có thể nói, công tác đào tạo, huấn luyện khuyến nông đã đóng góp vai trò chủ lực để nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông các cấp, trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và kỹ năng quản lý nông trại của người nông dân. Thông qua công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức, trình độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của người dân vào sản xuất, đồng thời từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng nhanh năng suất, sản lượng và giá trị nông sản.
Năm 2021, công tác thông tin tuyên truyền luôn được chú trọng đổi mới cả về nội dung và hình thức. Trung tâm đã phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình phát sóng 6 trang phóng sự; phát sóng 6 trang chuyên đề; tổ chức thực hiện trang website, thường xuyên cập nhật và đăng tải tin, bài kịp thời; đã cập nhật, đăng tải 125 tin và bài, ngoài ra còn cập nhật 130 thông tin từ nguồn Báo Nghệ An, trang website Khuyến nông Quốc gia…
Đáng chú ý, Trung tâm còn phát hành 12 số tập san khuyến nông với tổng 6.996 cuốn; trong đó gồm 112 bài viết cung cấp thông tin về các mô hình hiệu quả, biện pháp kỹ thuật sản xuất và các gương sản xuất giỏi. Phối hợp Báo Nghệ An thực hiện 12 trang tuyên truyền với 26 nội dung tuyên tuyền khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và một số mô hình nổi bật; thực hiện 12 trang trên báo điện tử đảm bảo tiến độ và phù hợp thời vụ sản xuất...
Ngoài công tác xây dựng mô hình và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền thì vấn đề liên kết, tư vấn dịch vụ nông nghiệp cũng được Trung tâm chú trọng. Trong năm qua, Trung tâm đã tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệp mô hình liên kết, dịch vụ khuyến nông, tọa đàm…; nhằm thúc đẩy và gắn kết nhà sản xuất với các doanh nghiệp, hướng tới tìm giải pháp đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
NGỌC DIỆP >> Ông Tạ Quang Sáng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Nghệ An cho biết, năm 2022, Trung tâm tiếp tục tập trung đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; chủ động liên kết “bốn nhà”, nhất là đối với các tổ chức doanh nghiệp, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh để chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất gắn với chuỗi liên kết, nâng cao giá trị sản phẩm.
Hiệu quả then chốt từ công tác tuyên truyền
Với nhiều giải pháp vượt khó, năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động tích cực, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. địa phương cũng như phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.