Nuôi phổ biến

Một phần của tài liệu Tap chí TSVN số 5(372) (Trang 31)

Cá rô phi là loài cá nước ngọt dễ nuôi, sống phổ biến ở sông, suối, ao hồ; đây là giống cá thuộc họ Cichlidea gồm nhiều chủng loại có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Cá rô phi được Bộ NN&PTNT xác định là một trong bốn đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cả nước do có thể nuôi được ở cả nước ngọt và nước lợ ven biển. Với ưu thế ít dịch bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao..., cá rô phi đang ngày càng nhận được sự quan tâm của người dân và diện tích thả nuôi tăng hàng năm.

Hiện nay, rô phi là loài cá nuôi quan trọng thứ hai trên thế giới sau cá chép với sản lượng đã vượt qua sản lượng của cá hồi và các loài cá da trơn. Với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và có thị trường rộng khắp thế giới, ngành công nghiệp nuôi cá rô phi sẽ tiếp tục mở rộng đáng kể trong tương lai nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm khi dân số thế giới ngày càng tăng. Đặc biệt, việc sản xuất cá rô phi với mục đích thương mại đã được thực hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các thị trường truyền thống ở châu Á và châu Phi đã mở rộng sang nhiều nước ở châu Mỹ, châu Âu và các nơi khác. Hiện nay, cá rô phi nuôi đã nhanh chóng trở thành một nguồn thay thế đáng kể cho các loài cá thịt trắng truyền thống được đánh bắt từ tự nhiên.

Từ năm 2002, Bộ Thủy sản (nay là Bộ NN&PTNT) đã phát động phong trào nuôi cá rô phi xuất khẩu. Từ đó, hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ, các dự án nuôi cá rô phi thí điểm được triển khai ở miền Nam và miền Bắc, đạt được một số thành tựu khả quan về sản xuất giống, nâng cao chất lượng con giống. Theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản, năm 2020 diện tích nuôi cá rô phi Việt Nam ước đạt khoảng 33.000 ha, thể tích nuôi lồng bè trên sông và hồ chứa 1,5 triệu m3; sản lượng 300.000 tấn. Phấn đấu đến năm 2030, vùng nuôi cá rô phi đạt 40.000 ha, 1,8 triệu m3 lồng, sản lượng 400.000 tấn.

Một phần của tài liệu Tap chí TSVN số 5(372) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)