Đối với công tác giám sát dịch bệnh động vật thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phải xây dựng chương trình lấy mẫu các loại trên tôm thương phẩm, tôm giống, cá theo định kỳ từ 4 đến 6 lần/năm và mẫu nước tại ao/bể/lồng nuôi tôm, cá để kịp thời chủ động phát hiện các loại dịch bệnh nguy hiểm có nguy cơ xảy ra trên động vật thủy sản; ngoài ra, tổ chức lấy mẫu điều tra, xác định nguyên nhân gây bệnh để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và xử lý môi trường nuôi phù hợp.
Trong trường hợp xảy ra dịch bệnh động vật thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xác định thiệt hại do dịch bệnh gây ra, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; đồng thời tổ chức công bố dịch khi có đủ điều kiện công bố theo quy định tại khoản 2, điều 34 của Luật Thú y. Chủ cơ sở có trách nhiệm thực hiện việc tiêu độc sát trùng dưới sự giám sát của địa phương và cơ quan chuyên ngành thú y.
Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng tổ chức lấy mẫu giám sát định kỳ 2 tháng/lần đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định; nếu chủ cơ sở không thực hiện việc giám sát định kỳ thì sẽ lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo từng lô hàng; căn cứ vào kết quả giám sát định kỳ và kiểm tra lâm sàng, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản ra khỏi địa bàn cấp tỉnh đối với động vật khỏe mạnh không mang mầm bệnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND tỉnh yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT tổ chức các đợt kiểm tra việc kiểm dịch, vận chuyển giống thủy sản đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, lưu giữ, phương tiện vận chuyển thủy sản giống; kiểm tra điều kiện kinh doanh tại các cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản trên địa bàn tỉnh...
NGỌC HÂN BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2022 bệnh thủy sản năm 2022