1. l.Tính cấp thiết của đề tài
3.7.4. Phântích hồi quy
Phân tích tuong quan Pearson đuợc thực hiện giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định có mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc
với biến phụ thuộc được xét riêng cho từng biến độc lập. Khi mức ý nghĩa Sig. của hệ số hồi quy nhỏ hơn 0,05 (Sig.<0,05), có nghĩa độ tin cậy là 95%, được kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
Phân tích hồi quy đa biến để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, phương pháp được sử dụng là phương pháp đưa vào lần lượt. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số R2 (R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu. Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai sẽ cho biết biến phụ thuộc có mối liên hệ với toàn bộ biến độc lập hay không (Sig. < 0.05, mô hình xây dựng phù hợp và ngược lại).
Phân tích, ANOVA và phân tích Independent Sample T-Test các phân tích này nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các nhân tố đối với biến phụ thuộc.
3.8. Tóm tắt
Ở chương 3, tác giả đã trình bày về thực trạng chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàngvà phương pháp nghiên cứu đề tài.
Phần thực trạng, nghiên cứu thể hiện về các nội dung: Khái quát lịch sửa nhà trường, các chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm, tình hình hoạt động đào tạo của Trung tâm qua các năm, cũng như những thuận lợi và khó khăn của Trung tâm hiện nay.
Phần phương pháp nghiên cứu đã trình bày được phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng và xây dựng quy trình nghiên cứu, xác định số mẫu tối thiểu là 210 mẫu và lấy mẫu trên tổng số người học đang theo học tại Trung tâm. Nghiên cứu cũng xác định được phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp, đồng thời trình bày quy trình nghiên cứu, thang đo chất lượng dịch vụ, quy trình phân tích dữ liệu: Phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, ANOVA và phân tích Independent Sample T-Test nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các nhân tố đối với biến phụ thuộc.