Sự khác biệt về lý do chọn ngành học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KInH Tế (Trang 84)

1. l.Tính cấp thiết của đề tài

4.7.3. Sự khác biệt về lý do chọn ngành học

Tác giả dùng phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác biệt về lý do chọn ngành học tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo. Với Sig của thống kê levene là 0.270 > 0.05, cùng với kết quả phân tích ANOVA thì Sig của phân tích ANOVA là 0.303 > 0.05, có thể kết luận không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê về lý do chọn ngành học tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo. (Xem phụ lục 6.3)

4.8. Tóm tắt

Trong chương 4 đã trình bày các thông tin về mẫu nghiên cứu, đánh giá các thông số thông kê mô tả các biến quan sát, tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo 2 loại biến quan sát, phân tích nhân tố (EFA) tiếp tục loại những biến không phù hợp và điều chỉnh mô hình nghiên cứu; phân tích tương quan và hồi quy đã xác định được có 05 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo của Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng. Kiểm định sự khác biệt theo các đặc tính cá nhân cho thấy không có sự khác biệt về sự đánh giá chất lượng dịch vụ.

5.1. Ket luận

Chất lượng dịch vụ đào tạo tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo của Nhà trường. Các dịch vụ cung cấp cho người học tốt sẽ tạo ra những cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt đáp ứng nhu cầu nhân lực ngày càng cao của xã hội. Từ đó làm nên thương hiệu cho Nhà trường, tạo được sự tin tưởng của người học, của người sử dụng lao động, đặc biệt là trong tình hình xã hội hóa giáo dục hiện nay.

Từ việc nghiên cứu các định nghĩa, mô hình chất lượng dịch vụ, dịch vụ giáo dục cũng như các nghiên cứu trước đây về chất lượng dịch vụ đào tạo, chất lượng đào tạo hay sự hài lòng của người học về chất lượng dịch vụ đào tạo, nghiên cứu này đã đưa ra mô hình nghiên cứu ban đầu gồm sáu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng đó là: Chương trình đào tạo, Công tác tổ chức quản lý đào tạo, Đội ngũ giảng viên, Thái độ phục vụ và hỗ trợ, Cơ sở vật chất và Công tác đoàn hội gồm 42 biến quán sát

Sau khi phân tích cho thấy chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàngđược đánh giá chủ yếu dựa vào các yếu tố đó là: Công tác tổ chức, quản lý đào tạo, Thái độ phục vụ và hỗ trợ người học, Chương trình đào tạo, Hoạt động đoàn hội, Trình độ chuyên môn của giảng viên. Trong đó, nhân tố có tác động mạnh nhất đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hànglà trình độ chuyên môn của giảng viên, thứ hai là nhân tố thái độ phục vụ và hỗ trợ người học, thứ ba là nhân tố tổ chức - quản lý đào tạo, thứ tư là nhân tố chương trình đào tạo, nhân tố cuối cùng có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường là nhân tố hoạt động đoàn hội.

Kiểm định T - test và phân tích ANOVA, cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa người học các ngành học khác nhau và giữa các lý do chọn ngành học về đánh giá chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường.

Sau khi phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ tại Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị

chính - ngân hàng.

5.2. Đề xuất hàm ý quản trị

Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng, đó là: Công tác tổ chức, quản lý đào tạo, Thái độ phục vụ và hỗ trợ người học, Chương trình đào tạo, Hoạt động Đoàn hội, Trình độ chuyên môn của giảng viên. Với kết quả đã nghiên cứu được, Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của mình:

5.2.1. Chương trình đào tạo

Trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định, Nhà trường tiến hành triển khai cụ thể đến từng Khoa chuyên môn, nhằm điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và tình hình người học. Các môn học đưa vào chương trình đào tạo cần phải có nội dung thực tiễn, đảm bảo cân đối giữa giờ học lý thuyết và thực hành.

Đề đảm bảo nội dung chương trình học bám sát với nhu cầu thực tế của xã hội, Nhà trường cần tổ chức tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà tuyển dụng lao động, nhằm đánh giá các tiêu chí về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp đặt ra đối với người lao động

Sau mỗi khóa học Nhà trường cần thu thập thông tin, lấy ý kiến từ phía người học để đánh giá lại chương trình đào tạo.

Đối với những môn chuyên ngành đặc thù, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, có sự hướng dẫn của những giảng viên có kinh nghiệm, đặc biệt là những giảng viên đang công tác trong lĩnh vực giảng dạy.

5.2.2. Công tác tổ chức, quản lý đào tạo

Nhà trường cần có các kế hoạch học từng khóa học, năm học, kỳ học và phổ biến đến người học.

Vào đầu năm học, Nhà trường phổ biến các nội quy, quy chế liên quan đến người học giúp người học nắm rõ, hiểu được các quy định, từ đó có trách nhiệm hơn với việc học của mình.

bị lúng túng trong khi học.

Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, dự giờ, đánh giá, góp ý cho giảng viên để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy cho giảng viên.

Thường xuyên cập nhật tài liệu, giáo trình phù hợp cung cấp cho người học, giúp người học nắm bắt được bài học và mở rộng được kiến thức của mình, chủ động trong quá trình học tập

5.2.3. Trình độ của giảng viên

Xây dựng quy chế tuyển dụng: Để đảm bảo tuyển dụng được giảng viên giỏi, Nhà trường cần có quy chế ưu tiên, ưu đãi cho đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, những người có tay nghề giỏi từ những công ty, xí nghiệp có nguyện vọng giảng dạy.

Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, đặc biệt là công tác học tập nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên, tạo điều kiện cho giảng viên tham gia học tập các lớp ở bậc học cao hơn.

Điều chỉnh chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút và giữ được những giảng viên giỏi có tâm huyết. Đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá, kiểm tra thường xuyên về chất lượng các tiết giảng, thường xuyên dự giờ, thăm lớp đóng góp ý kiến cho giảng viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học.

5.2.4. Thái độ phục vụ và hỗ trợ người học

Nhà trường cần có quy định về thái độ làm việc của giảng viên nhân viên trong trường, trong đó có nêu các quy định, khen thưởng, xử phạt rõ ràng.

Để đảm bảo được cho người học yên tâm học tập, rèn luyện, Nhà trường cần chú trọng đến công tác đời sống của người học, luôn quan tâm đến hoàn cảnh của người học từ đó có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Đối với những người học đã tốt nghiệp, Nhà trường cần liên hệ với những trung tâm, các cơ quan, tổ chức để hỗ trợ người học trong vấn đề giải quyết việc làm.

Khuyến khích người học đóng góp ý kiến về chất lượng dịch vụ đào tạo của Nhà trường.

Hiện nay, đối với công tác Đoàn của Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàngchưa được chú trọng, do đó không có các hoạt động, phong trào thi đua cho người học tham gia, nên dẫn đến một số biểu hiện tiêu cực như không có ý chí phấn đấu, ít đoàn kết, ... Nhà trường cần tăng cường công tác Đoàn trong người học, nhằm khuyến khích người học gắn kết với Nhà trường. Cần có các kế hoạch thu hút người học trong các ngày lễ, ngày truyền thống. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao giữa các Chi đoàn, giữa các đơn vị kết nghĩa. Thành lập các câu lạc bộ giúp người học phát huy được các kỹ năng, điểm mạnh của mình, mở rộng thêm các mối quan hệ. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, tuyên dương các Đoàn viên, thanh niên một cách kịp thời. Mở các lớp tập huấn, giới thiệu các Đoàn viên xuất sắc tham gia vào các hoạt động cũng như các lớp nâng cao công tác đoàn hội của các cấp cao hơn, giúp người học có thêm động lực để phấn đấu rèn luyện.

Theo kết quả nghiên cứu, có 4 yếu tố không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo của Trung tâm là: Kinh nghiệm của giảng viên, cơ sở vật chất, cơ sở vật chất phụ trợ và tính phù hợp và kế thừa của chương trình đào tạo. Tuy nhiên, không phải vì chúng không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của Nhà trường mà Nhà trường không quan tâm. Nhà trường cần phải thường xuyên kiểm tra, ra soát các yếu tố trên nhằm duy trì và phát huy những mặt mạnh, giảm bớt những điểm còn thiết sót, tạo môi trường học tập tốt cho người học.

5.3. Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra được 05 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng, đó là : Công tác tổ chức, quản lý đào tạo; Thái độ phục vụ và hỗ trợ người học; Chương trình đào tạo; Hoạt động đoàn hội; Trình độ chuyên môn của giảng viên. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đó là trình độ chuyên môn của giảng viên.

Qua kết quả nghiên cứu, đề tài cho biết thực trạng chất lượng dịch vụ của Nhà trường tại thời điểm nghiên cứu, giúp Nhà trường thấy được những nhân tố tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo của Nhà trường cũng như các yếu tố mà người học quan tâm khi chọn học tại trường. Từ đó, đề ra các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính

đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Với đặc điểm hoạt động tương đối giống nhau trong đào tạo các khóa ngắn hạn, kết quả nghiên cứu này cũng có thể áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức đào tạo các khóa ngắn hạn nghiên cứu và hoàn thiện hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo của mình.

5.4. Những hạn chế của đề tài

Bên cạnh những đóng góp của đề tài, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế như sau:

Nghiên cứu này chỉ được thực hiện với việc điều tra người học tại Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng, nên kết quả nghiên cứu chỉ có thể dùng để tham khảo chứ không thể khẳng định sẽ áp dụng được cho các bậc học tại nhà trường.

Chất lượng dịch vụ đào tạo còn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, cũng như sự đánh giá của các đối tượng khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ mới đưa những yếu tố cơ bản có liên quan và đối tượng nghiên cứu trong một phạm vi nhất định về không gian thời gian ... do đó kết quả nghiên cứu có thể chưa phản ánh được hết các mặt ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ đào tạo của Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàng.

5.5. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong phạm vi Trung tâm Đào tạo kinh tế, tài chính - ngân hàngvới đối tượng là những người học đã và đang theo học các khóa, chương trình đào tạo của Trung tâm tổ chức. Các nghiên cứu sau cần mở rộng phạm vi và đối tượng nghiên cứu để có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về chất lượng dịch vụ đào tạo tại nhà trường, sự khác biệt giữa chất lượng dịch vụ đào tạo của các trường trên địa bàn TP.HCM, từ đó có những đánh giá chính xác cũng như các giải pháp phù hợp hơn.

Các nghiên cứu sau cần tìm hiểu và đưa ra nhiều yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo hơn nữa, và các yếu tố đó được đánh giá dựa trên giá trị cảm nhận, mức độ hài lòng của người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1& tập 2, NXB Hồng Đức, Tp. HCM.

2. Nguyễn Đình Thọ (2013), Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tà1 chính.

3. Nguyễn Kim Định (2005), Giáo trình quản lý chất lượng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

4. Philip Kotler (2006), Quản trị marketing, Người dịch: Vũ Trọng Hùng, Phan Thăng, NXB Thống kê.

5. Trần Kiểm (2010), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm.

6. Vũ Xuân Hùng (2012), Dạy học hiện đại và nâng cao năng lực dạy học cho Giảng viên, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

7. Lê Thúy Hằng, 2013. Sự hài lòng của sinh viên và giảng viên khoa quản trị kinh doanh và khoa công nghệ thông tin đối với công tác tổ chức đào tạo tại trường đại học Quốc tế - ĐHQGTPHCM. Luận văn thạc sĩ.

8. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh - Thiết kế và thực hiện. Nhà xuất bản Lao động xã hội.

9. Hoàng Thị Thanh Chung (2012), Nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tại trường Đại học Lạc Hồng. Luận văn thạc sĩ.

10. Nguyễn Thị Thùy Trang, 2011. Khảo sát mối quan hệ giữa quan niệm và thói quen học tập ở đại học với kết quả học tập của sinh viên đại học Khoa học Tự nhiên và đại học Quốc gia TPHCM. Luận văn thạc sĩ. Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, ĐHQGTPHCM.

Tài liệu tiếng Anh

1. Bartz, D.E and Miller, L.K., 1991. Teaching methods to enhance student learning: What research says to teacher. Washington, DC: NEA Committee on Civil and Human Rights of Educators. pp.33.

2. Baruch, Y. and Leeming, A., 1996. Programming the MBA program - The quest for curriculum. Journal of Mangement Development. 15(7):27-36.

1 2 3 4 5

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Stt Nội dung 1 2 3 4 5

Nhóm câu hỏi về Chương trình đào tạo 1 Mục tiêu chương trình đào tạo rõ ràng

2 Chương trình/ khóa đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội

3 Bố trí chương trình/khóa học phù hợp

4 Tỉ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành phù hợp

5 Nội dung của chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu của chương trình/khóa học

6 Nội dung chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên

7 Chương trình đào tạo được thiết kế có thể liên thông với các trình độ đào tạo khác

Nhóm câu hỏi về giảng viên 8 Giảng viên giảng dạy các môn học phù hợp

9 Giảng viên có trình độ cao, chuyên môn sâu rộng

Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu

3. Cave, E. and McKeown, P., 1993. Managerial effectiveness: the identification of

need. Management Education and Development. 24(2): 122-137.

4. Collison, J. and Edward, A., 1996. Mentoring and Developing Practices in Primary Schools. Supporting student teachers learning in schools.

Buckingham: Open university press.

Nguồn Internet https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/23463-Nhan-To-Anh- Huong-Den-Chat-Luong-Dao-Tao-Digital-Marketing-Tai-TP-Da-Nang https://www.researchgate.net/profile/vo_viet2/publication/324906914_cac _yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_ve_chat_luong_dich_vu_dao_tao_mot_n ghien_cuu_tu_cuu_sinh_vien_truong_dai_hoc_nong_lam_tp_ho_chi_minh/links/ 5aea5cb4a6fdcc03cd90c162/cac-yeu-to-anh-huong-den-su-hai-long-ve-chat- luong-dich-vu-dao-tao-mot-nghien-cuu-tu-cuu-sinh-vien-truong-dai-hoc-nong- lam-tp-ho-chi-minh.pdf http://consosukien.vn/mot-so-nhan-to-anh-huong-den-chia-se-chi-phi-

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KInH Tế (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w