Tiềm năng và thế mạnh của “miền đất hứa”

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 26)

Nam Trung Bộ có vị trí địa lý kinh tế rất thuận lợi, nằm trên trục các đường giao thông bộ, sắt, hàng không và biển, là cửa ngõ của Tây Nguyên, của đường xuyên Á ra biển nối với đường hàng hải quốc tế. Toàn vùng có 7 sân bay (trong đó có 3 cảng hàng không quốc tế), 13 cảng biển trong đó có 7 cảng biển loại I, 6 khu kinh tế ven biển (cả nước có 15 khu kinh tế ven biển), 1 khu công nghệ cao (cả nước có 3 khu công nghệ cao), 14 tuyến đường quốc lộ, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, phân bổ đều khắp ở các địa phương, nối liền các đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong Vùng.

Về đường biển, vùng có nhiều cảng biển quan trọng như cảng Đà Nẵng, Tiên Sa, Liên Chiểu (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), cảng nước sâu Cam Ranh (Khánh Hòa)…tạo nên hệ thống cảng biển phục vụ

cho phát triển kinh tế vùng và tạo thành con đường huyết mạch trên biển thông thương với khu vực và thế giới. Do vậy, Nam Trung Bộ sẽ là ‘miền đất hứa’ của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đặc trưng Nam Trung Bộ là các khu kinh tế cảng biển tổng hợp. Có các khu kinh tế như: khu kinh tế mở Chu Lai, khu kinh tế Dung Quất, khu kinh tế Chân Mây, và khu kinh tế Nhơn Hội.... với cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện. So với hai vùng kinh tế trọng điểm lớn là Bắc Bộ và Nam Bộ, vùng kinh tế này có yếu kém hơn về mặt hạ tầng và nhân lực nhưng đổi lại, ở đây có tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển lớn và phát triển du lịch nghỉ dưỡng (chiếm phần lớn các dự án khu nghỉ mát biển của cả nước).

Khu vực này cũng có tiềm năng về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ hàng hải. Hạ tầng gồm có:

sân bay quốc tế Đà Nẵng, trong tương lai sẽ có sân bay trung chuyển hàng hóa Chu Lai; cảng Đà Nẵng và đặc biệt là dự án cảng trung chuyển Vân Phong có tổng vốn lên đến 15 tỷ USD do Tập đoàn Sumimoto đầu tư; Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh. Đà Nẵng là điểm cuối trong Hành lang kinh tế Đông - Tây nối Đông Bắc Thái Lan, Trung Lào và Trung Trung Bộ Việt Nam.

Đặc biệt, khu vực này là điểm cuối của tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC), dài 1.450 km nối từ Myanmar qua Thái Lan và Lào, cửa ngỏ quan trọng ra biển Đông của các quốc gia tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS). Do vậy, Nam Trung Bộ có lợi thế so sánh để phát triển một số ngành kinh tế biển có thể tạo động lực cho sự phát triển của khu vực như dầu khí, đóng tàu, vận tải biển, dịch vụ logistics (gồm cả trung chuyển tại sân bay và cảng biển), đầu tư kinh doanh các resort, khu du lịch - dịch vụ cao cấp ven biển…

Bên cạnh đó, với dân số đông, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, một bộ phận lao động có kinh nghiệm về sản xuất công nghiệp, đánh bắt hải sản, thương mại và dịch vụ, bước đầu tiếp cận được với sản xuất hàng hoá, giá nhân công rẻ. Nguồn lao động của địa bàn sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu tại chỗ và hoàn toàn đủ khả năng tham gia các chương trình về hợp tác quốc tế về lao động.

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)