Hàng loạt ông lớn nhảy vào du lịch

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 27)

Thế mạnh của hầu hết các tỉnh miền Trung là bờ biển trải dài, cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn, núi rừng hùng vĩ… nên từ nhiều năm qua ngành du lịch, dịch vụ luôn là thế mạnh ưu tiên phát triển. Hàng loạt các dự án đầu tư khu du lịch, khu nghỉ dưỡng, resort… mọc lên dọc bờ biển Nam Trung Bộ. Có thể kể đến những dự án nổi bật như khu Resort Intercontinental của Sun Group tại Đà Nẵng, Furama Resort Đà Nẵng, Khu nghỉ dưỡng của FLC tại Bình Định, Khu du lịch Nam Hải Hội An tại Quảng Nam…

Trong thời điểm hiện tại, các tỉnh Nam Trung Bộ tiếp tục có thêm những dự án đầu tư lớn về du lịch từ các doanh nghiệp lớn trong nước và cả những nhà đầu tư quốc tế. Mới nhất, ông lớn về chuỗi khách sạn nổi tiếng của Nhật Bản là Tập đoàn khách sạn Mikazuki đã chính thức nhảy vào thị trường khách sạn, resort nghỉ dưỡng ở Đà Nẵng khi khởi công dự án Mikazuki Spa & Hotel Resort. Công trình có vốn đầu tư 100 triệu USD với 2 công trình chính là khách sạn 5 sao với 464 phòng và khu công viên nước đối diện bãi biển Xuân Thiều rộng 12,2ha. Chủ đầu tư đến từ Nhật Bản khẳng định dự án khi hoàn thành sẽ đạt tiêu chuẩn 5 sao với khách sạn 19 tầng và 464 phòng lưu trú. Dự án còn có khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng phục vụ khoảng

6.000 khách/ngày và khu nhà hàng, hội nghị, khu công viên nước, công viên trò chơi, khu ẩm thực, bãi đỗ xe… Đặc biệt, phong cách quản lý hoàn toàn chuyên nghiệp theo mô hình của xứ sở Hoa Anh Đào.

Thị trường du lịch Đà Nẵng phát triển mạnh trong những năm qua, nguồn khách tăng hàng năm nên những “sếu đầu đàn” Việt Nam cũng không bỏ qua cơ hội đầu tư. Tập đoàn Vingroup đang tái khởi động lại dự án khu du lịch làng Vân với vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD, Sun Group với dự án Công viên đại dương ven biển Đà Nẵng có vốn hơn 100 triệu USD, Tập đoàn Trung Thủy với dự án khu du lịch Nam Ô Resort… Bên cạnh đó, những ông lớn khác như FLC cũng đang tích cực nghiên cứu khảo sát các cơ hội đầu tư.

Ở Quảng Nam, thị trường bất động sản du lịch đang vô cùng sôi động với hàng loạt nhà đầu tư lớn tham gia cạnh tranh. Năm 2018, ngành du lịch Quảng Nam trở nên sôi động khi Khu du lịch Vinpearl Nam Hội An do tập đoàn Vingroup chính thức đi vào hoạt động đón khách tham quan nghỉ dưỡng tại huyện Duy Xuyên. Dự án hình thành ở khu vực trước đây chỉ là bãi cát trắng khô cằn, “chó ăn đá, gà ăn sỏi” đã đánh thức tiềm năng của cả khu vực. Ngay cạnh Vinpearl Nam Hội An là siêu dự án Casino Nam Hội An có vốn đầu tư đến 4 tỷ USD với diện tích 985,6 ha, thuộc 3 xã Duy Hải, Duy Nghĩa thuộc huyện Duy Xuyên và xã Bình Dương thuộc huyện Thăng Bình do Tập đoàn VinaCapital và Tập đoàn Gold Yield Enterprises đầu tư; Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (HASD) là nhà phát triển dự án.

Ngoài ra, dự án Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang của Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái Hang Gợp với tổng vốn đầu tư hơn 400 tỷ đồng tại huyện Đông Giang đang được chuẩn bị đầu tư hứa hẹn sẽ thúc đẩy du lịch vùng Tây tỉnh Quảng Nam. Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trần Văn

Tân, cho hay hiện nay tỉnh còn có một số dự án lớn đang nộp hồ sơ xin cấp Quyết định chủ trương đầu tư như: dự án Khu đô thị du lịch và nghỉ dưỡng cao cấp vốn đăng ký 780 tỷ đồng, dự án Khu phức hợp đô thị, dịch vụ thương mại, du lịch và làng nghề Điện Dương vốn đăng ký 31.660 tỷ đồng…

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)