Đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 29)

Các tỉnh khu vực Tây Nguyên gồm Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng có rất nhiều yếu tố thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước như quỹ đất rộng,

tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao động trẻ,… Ngoài ra, các tỉnh này đã và đang đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tế, có thể thấy các doanh nghiệp cùng số tiền họ đầu tư vào 5 tỉnh.

Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong năm 2018 Tỉnh thu hút được 60 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký 9.700 tỷ đồng; tổng số vốn đầu tư đăng ký ủy tăng tới 2,27 lần so với năm trước nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Đắk Lắk.

Trong khi đó, tại Lâm Đồng năm 2018 có 32 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.536,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 3 dự án đầu tư từ nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 123,52 tỷ đồng – một con số hết sức khiêm tốn. Ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết, để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh đã thường xuyên làm việc với các tổ chức nước ngoài như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), để cung cấp các thông tin liên quan đến lĩnh vực đầu tư đồng thời đã tổ chức xúc tiến đầu tư tại Thái Lan, Nhật Bản, nhưng vẫn chưa tạo được sự chú ý của các nhà đầu tư.

Đối với Gia Lai, Ông Phạm Công Thành, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư cho biết, trong năm 2018 đã có 58 dự án đã được UBND Tỉnh phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư với tổng số vốn khoảng 6.018 tỷ đồng và đã có 42 dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động, vốn thực hiện 5.095 tỷ đồng.

Tại Đắk Nông, trong năm 2018 UBND chỉ thu hút được tư 12 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư 1.329,410 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng và kết cấu hạ tầng.

Báo cáo kết quả xúc tiến đầu tư của các tỉnh Tây Nguyên đều nhận định các dự án, nguồn vốn đầu tư vào khu vực này tập trung chủ yếu các lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, du lịch… Điểm yếu chung mà 5 tỉnh Tây Nguyên đang gặp phải là thiếu quỹ đất sạch quy hoạch chưa đồng bộ, địa hình phức tạp, nguồn nhân lực ít qua đào tạo, nằm xa các trung tâm hành chính, cảng biển gây khó khăn trong vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm của nhà đầu tư…

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)