Ký ức chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 36)

HÀO HÙNG ÙA VỀ, LẦN ĐẦU TIÊN ÔNG KỂ CHUYỆN TÌNH GIỮA MÌNH VỚI CÔ GÁI TỪ BẮC VÀO NAM LÀM CÁN BỘ TĂNG CƯỜNG SAU NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

SỸ TÂN

Ngôi nhà nhỏ của hai vợ chồng Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiệt nằm sâu trong con ngõ nhỏ trên đường Cao Lỗ, thuộc khối Trung Mỹ, phường Lê Mao (TP Vinh) lặng lẽ và khiêm nhường như chính chủ nhân của nó vậy. Là người chỉ huy một trong những mũi tấn công đánh từ Mặt trận Tây Nguyên vào giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, song ông Nguyễn Đình Kiệt lại rất ít người biết đến bởi từ sau khi nghỉ hưu, hai ông bà sống lặng lẽ để giữ lại những ký ức hào hùng thời chiến trận, riêng một góc trời.

Ký ức chiếm giữ sân bay Tân Sơn Nhất ngày 30/4 Sơn Nhất ngày 30/4

Tháng 10/1063, khi vừa tròn 20 tuổi, anh lính trẻ Nguyễn Đình Kiệt rời quê nhà Nghi Thu (Thị xã Cửa Lò) lên đường vào Nam nhập ngũ, đến tháng 6/1965 thì được bổ sung vào Tiểu đoàn 27 công vệ của Mặt trận Tây Nguyên. Sau chiến dịch Mậu Thân, ông được điều động về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 66 Mặt trận Tây Nguyên. Năm 1974, ông Nguyễn Đình Kiệt giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66, được điều động lên Tây Nguyên để trực tiếp đánh giặc và trong thời gian này, ông Nguyễn Đình Kiệt là người đã có công lớn khi ở cương vị chỉ huy của 3 đơn vị là Đại đội 2, Tiểu đoàn 7 và Trung đoàn 66 đều xây dựng trở thành đơn vị anh hùng, trong đó Trung đoàn 66 là đơn vị 3 lần anh hùng.

Trở lại với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tháng 3/1975, khi ấy ông Nguyễn Đình Kiệt đang là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66, nhận lệnh đánh vào Buôn Mê Thuột vào đêm ngày 9/4, ông đã chỉ huy phối hợp các lực lượng binh chủng hợp thành đánh thẳng vào căn cứ Đức Lập của ngụy quân Sài Gòn đang chiếm đóng tại đây và đến rạng sáng ngày mồng 10 thì phía ta làm chủ hoàn toàn căn cứ này. Từ đây, Trung đoàn 66 tiếp tục cơ động về phía Tây của mặt trận, theo đường 21 đánh vào các căn cứ Khánh Dương, Chư Cúc, đèo Phượng Hoàng và sân bay Hòa Bình để mở đường vào các tỉnh phía Nam.

Lúc hành quân vào đến Khánh Hòa thì ông Nguyễn Đình Kiệt được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Sư đoàn 10, Quân đoàn 3 (Mặt trận Tây Nguyên cũ), làm nhiệm vụ mở đường mới cơ động đánh chiếm cầu Bông và cầu Súng, là điểm giao thông trọng yếu nằm ở phía bắc Hóc Môn, một trong cửa ngõ quan trọng để tiến vào nội thành Sài Gòn. Trong 2 ngày 26 và 27/4, Sư đoàn 10 đã đánh chiếm được hai căn cứ này, Rạng sáng ngày 28/4, Sư đoàn 10 nhận nhiệm vụ đánh vào Sân bay Tân Sơn Nhất và Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn. 3 giờ 50 phút rạng sáng ngày 29/4, đã đồng loạt tấn công vào các cứ điểm của địch ở sân bay Tân Sơn Nhất và đến khoảng 9 giờ 45 phút ngày 30/4 thì làm chủ hoàn toàn nơi này, Sở chỉ huy không quân của Mỹ tại đây cũng do ta làm chủ. Lúc lá cờ được cắm lên hiên ngang giữa sân bay Tân Sơn Nhất, tiếng súng cũng lặng dần. Đến 11 giờ ngày 30/4, nhiệm vụ cắm

lên nóc Tổng tham mưu ngụy quyền Sài Gòn lá cờ đỏ sao vàng phấp phới cũng đã hoàn thành.

Trong khí thế ngập tràn chiến thắng này, Mặt trận đã phát lệnh sau 11 giờ ngày 30/4, tất cả các đơn vị phải cho bộ đội thay toàn bộ quần áo mới để chuẩn bị tiếp quản Sài Gòn. Là ngưởi chỉ huy trưởng, làm nhiệm vụ đi trước dẫn đường để Sư đoàn tiến vào Sài Gòn, cho đến bây giờ, ông Nguyễn Đình Kiệt vẫn không thể nào quên được giây phút làm chủ đất nước sau 30 năm bền bỉ đấu tranh ấy. Càng tiến sâu vào nội thành Sài Gòn bao nhiêu càng thấy khí thế giải phóng rầm rộ, người dân đổ ra hai bên đường, ai có cờ cầm cờ, ai có hoa mang hoa, thậm chí nhiều người còn cởi áo, đưa khăn vẫy chào bộ đội khi thấy lá cờ đỏ sao vàng cắm trên nóc xe tăng. Nhiều người bỏ cả họp chợ để hòa vào dòng người tiến về Thành phố. Trước cảnh tượng ấy, ông Kiệt thấy rất bâng khuâng, xúc động và không ngờ ngụy quyền Sài Gòn lại sụp đổ nhanh chóng đến như vậy. “Quân ngụy từ các nơi đổ về Thành phố, trà trộn vào nhân dân để trốn tránh, bỏ lại giày dép, quần áo, tư trang ngổn ngang hai bên đường. Nhiều tên thậm chí chỉ mặc áo phông, quần đùi. Nhiều người dân đổ ra đường, thấy xe của bộ đội đi qua liền ném lên xe những gói cơm còn nóng hổi được bọc sẵn trong bao để tiếp tế vì sợ bộ đội đói”, ông Kiệt bồi hồi nhớ lại.

Một phần của tài liệu TC-NDT-T4-2019_update-15-4-2019 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)