Mô hình tổ chức bộ máy quản lý nợ công

Một phần của tài liệu Quản lý nợ công theo định hướng bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 28 - 29)

Không có một mô hình quản lý nợ công nào được cho là tối ưu vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài mô hình đó. Tuy nhiên, trong nhiều mô hình quản lý nợ đó vẫn tìm gặp được các yếu tố được cho là các chuẩn mực tốt cho quản lý nợ. Dù bất kỳ mô hình nào thì vẫn cần phải chia sẻ với các cơ quan quản lý về tài khóa và tiền tệ về mối quan tâm của họ đối với tính bền vững của nợ công.

Bảng 1.3 Địa vị tổ chức của cơ quan quản lý nợ công ở một số nước OECD

Tiêu chí về địa vị tổ chức

Trực thuộc Bộ Tài chính

Bỉ, Phần Lan, Pháp, Ý, Hà Lan, Slovenia, Tây Ban Nha, Anh, Úc, Nhật Bản, New Zealand

Trực thuộc ngân hàng trung ương Đan Mạch

Cơ quan độc lập Ai Len, Đức, Thụy Điển, Hungary

Tiêu chí về tình trạng pháp lý

Đạo luật riêng để chuẩn hóa các nguyên tắc về mặt chức năng của cơ quan quản lý nợ công (cơ quan thuộc chính phủ, công ty cổ phần có vốn nhà nước)

Ai Len, Đức, Thụy Điển, Hungary

Văn kiện nội bộ nêu rõ tình trạng của một cơ quan quản lý nợ công trong cấu trúc bộ ngành thuộc các lĩnh vực khác nhau

Bỉ, Pháp, Hà Lan, Anh, Úc, New Zealand

Tách bộ phận tập trung vào quản lý nợ công Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Slovenia, Tây Ban Nha, Nhật Bản

Mỗi một mô hình đều có những ưu điểm và hạn chế khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả bên trong lẫn bên ngoài mô hình đó. Điều quan trọng là môi trường thể chế của quốc gia đó như thế nào, cách thiết kế các quy trình và chuẩn mực cho quản lý nợ, các hoạt động điều phối với các chính sách kinh tế vĩ mô, trách nhiệm giải trình, cơ chế giám sát độc lập… có đầy đủ hay không.

Bảng 1.4 Mô hình tổ chức của các cơ quan quản lý nợ công

Mô hình Đặc điểm

Mô hình thuộc Bộ Tài chính

Chức năng quản lý nợ thuộc một cơ quan trực thuộc bộ tài chính

Mục tiêu quản lý nợ được xác định và thực hiện gắn với mục tiêu chính sách ngân sách Có khả năng dẫn đến xung đột mục tiêu

Mô hình thuộc Ngân hàng trung ương

Cơ quan quản lý nợ trực thuộc tổ chức của ngân hàng trung ương

Việc quản lý nợ công (mục tiêu, chiến lược, hoạt động) có thể gây chèn lấn mục tiêu chính sách tiền tệ

Có khả năng dẫn đến xung đột mục tiêu

Mô hình độc lập

Chức năng quản lý nợ do một cơ quan độc lập đảm trách

Mức độ minh bạch tốt trong quá trình hoạt động và chính sách thông tin rộng rãi Mục tiêu hoạt động và chiến lược quản lý nợ công được thiết kế và thực thi đặt dưới sự chấp thuận của các bộ

Có thể nảy sinh xung đột ủy quyền - thừa hành

(Nguồn: Bartkowiak 2008)

Một phần của tài liệu Quản lý nợ công theo định hướng bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 28 - 29)