0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Cơ cấu tổ chức quản lý nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 61 -62 )

Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018 quy định rõ đầu mối quản lý nợ công theo hướng: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công, Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Nhiệm vụ chủ trì tổ chức thực hiện đàm phán, ký kết thỏa thuận vay thương mại, hiệp định khung, hiệp định cụ thể về vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài nhân danh Nhà nước và Chính phủ trước đây được giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư nay được giao về Bộ Tài chính. Đây là một bước tiến quan trọng, mạnh mẽ trong quản lý nợ công. Đổi mới này phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính giúp gắn kết giữa việc vay nợ với việc quản lý ngân sách nhà nước và trả nợ công; đúng tinh thần, chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, chấm dứt tình trạng phân tán, chia cắt, chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong quản lý nợ công trước đây dựa trên trên nguyên tắc một tổ chức có thể làm nhiều việc, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Quyết định số 2328/QĐ-BTC năm 2014 quy định Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thống nhất quản lý nhà nước về nợ công.

Sơ đồ 3.5 Cơ cấu bộ máy Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 61 -62 )

×