Ngưỡng nợ công tối ưu và lý thuyết về “đường cong Laffer”

Một phần của tài liệu Quản lý nợ công theo định hướng bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 33 - 34)

Nghiên cứu của Đào Văn Hùng và cộng sự (2014) đưa ra định nghĩa về “Ngưỡng nợ công tối ưu” là ngưỡng nợ công mà tại đó quy mô nợ công được xem như mức nợ thận trọng, đảm bảo tính bền vững của chính sách tài khóa và tối ưu hóa tăng trưởng kinh tế. Khi nợ công vượt ngưỡng này thì sẽ không tạo ra động lực cho đầu tư phát triển vì phần lớn nguồn lực sẽ phải dùng cho việc trả nợ nên sẽ làm giảm đầu tư phát triển và kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi nền kinh tế suy giảm thì nguồn lực trả nợ sẽ giảm sút làm suy giảm khả năng trả nợ và mức độ an toàn nợ công.

Như vậy, “ngưỡng nợ công tối ưu” là một chỉ tiêu quan trọng để quản lý, kiểm soát nợ công ở mức tối ưu của nền kmh tế và là cơ sở tham khảo để tính toán chỉ tiêu trần nợ công của quốc gia, là ngưỡng nợ công tốt nhất cho tăng trưởng kinh tế, tức là tại ngưỡng nợ này thì tăng trưởng GDP đạt mức tối đa.

Lập luận của lý thuyết “ngưỡng nợ” (debt overhang) có thể được xem xét qua đường cong Laffer được trình bày dưới dạng đồ thị. (Nguyễn Thị Lan, 2019)

Biểu đồ 1.6 Đường cong Laffer (hình chữ u ngược) The Laffer Curve

Đường cong Laffer thông thường bắt đầu với mức thuế suất 0% và số thu thuế bằng 0, tăng tới mức cực đại về số thu về thuế ở một mức thuế suất tối ưu nào đó, và sau đó giảm xuống tới mức thu nhập thuế bằng 0 ở mức thuế suất 100%. Krugman (1988) và Felli & Stanchi (2012) dựa trên cách tiếp cận “đường cong Laffer” đã định nghĩa một tình trạng vượt ngưỡng nợ (Debt overhang) tồn tại khi số tiền dự kiến chi trả nợ sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết này cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước từ đó ảnh huởng xấu đến tăng trưởng.

Lý thuyết về “đường cong Laffer” cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá tri hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên. Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Đỉnh đường cong Laffer đã gợi ý điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác. Đây là điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh huởng ngược chiều đến tăng trưởng. Mối quan hệ này được gọi là mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế- hình chữ u ngược) và đỉnh của đường cong Laffer là mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại đến ảnh hưởng tiêu cực của nợ đến tăng trưởng kinh tế. Đây chính là một cách tiếp cận để các quốc gia có thể xác định trần nợ công.

Điển hình là các nghiên cứu Caner, Grennes và Koehler-Geib (2010), Afonso và Jalles (2011), Cecchetti, Mohanty và Zampolli (2011), Reinhart và Rogoff (2012), Jacobo và Jalile (2017). Nhìn chung các nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm ủng hộ tác động phi tuyến của nợ lên tăng trưởng: tại mức nợ thấp, nợ gần như có tác động cùng chiều lên tăng trưởng nhưng khi trên một ngưỡng nào đó hay còn gọi là một điểm ngoặt (tuming point), việc gia tăng thêm nợ bắt đầu gây ra ảnh hưởng trái chiều lên tăng trưởng. Điểm ngoặt đó có thể coi là ngưỡng nợ công tối ưu, là cơ sở để xác định trần nợ công. (Nguyễn Thị Lan, 2019)

Một phần của tài liệu Quản lý nợ công theo định hướng bền vững và hàm ý chính sách cho Việt Nam (Trang 33 - 34)