0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 58 -61 )

Năm 2020 chứng kiến xu hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu hết các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàn cầu. Phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm, ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập, Việt Nam.

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao, tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2016 - 2019 tăng trưởng đạt 6,8%/năm, năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 tốc độ tăng trưởng đạt trên 2,9%, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 5,9%/năm. Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011 - 2020, tăng trưởng GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và trên thế giới.

Chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động được nâng lên, tăng trưởng kinh tế giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, mở rộng tín dụng; từng bước dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hiệu quả đầu tư được cải thiện; hệ số ICOR giảm từ gần 6,3 giai đoạn 2011 - 2015 xuống còn khoảng 6,1 giai đoạn 2016 - 2019.

Kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Thực hiện chủ động, linh hoạt, đồng bộ, phối hợp chặt chẽ nhiều chính sách, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng. Thị trường tiền tệ, ngoại hối cơ bản ổn định; bảo đảm vốn tín dụng cho nền kinh tế.

-8 -6 -4 -2 0 2 4

THẾ GIỚI MỸ ANH CHÂU ÂU VIỆT NAM

-3

-5,9 -6,5

-7,5

2,91

Biểu đồ 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số nước trên thế giới năm 2020 (%)

Thế giới Mỹ Anh Châu Âu Việt Nam

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng, tương đương trên 190% GDP, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Thị trường xuất khẩu được mở rộng; nhiều doanh nghiệp tham gia sâu rộng vào chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu; góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước được tăng cường. Cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển và giảm tỉ trọng chi thường xuyên. Tỉ lệ nợ công so với GDP tăng do huy động thêm nguồn lực để thực hiện đột phá chiến lược về kết cấu hạ tầng. Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi ngân sách nhà nước, siết chặt quản lý vay và bảo lãnh chính phủ, nợ công bắt đầu giảm; năm 2020 nợ công tăng lên 56,8%, nhưng vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô và cải thiện hệ số tín nhiệm.

Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực… được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tiết kiệm so với GDP giai đoạn 2011 - 2020 bình quân đạt khoảng 29%.

Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 nhờ việc Chính phủ theo dõi sát, chủ động có đối sách phù hợp, kết hợp hài hòa các chính sách; chất lượng tăng trưởng kinh tế và đời sống dân cư được cải thiện. Cùng với các chỉ số kinh tế - xã hội khả quan trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Fitch, S&P và Moody‟s đều nâng bậc xếp hạng của Việt Nam với triển vọng thay đổi từ ổn định sang tích cực phản ánh tiềm năng tăng trưởng mạnh, nhờ việc sử dụng lao động và nguồn vốn trong nền kinh tế ngày càng hợp lý.

Biểu đồ 3.2 Xếp hạng tín nhiệm Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020

Biểu đồ 3.3 Tăng trưởng GDP 2015-2020 và dự báo 2021 một số nước Đông Nam Á

(Nguồn: CEIC, governments)

Về tình hình xã hội

Việt Nam bắt đầu bước sang giai đoạn dân số già từ năm 2015 với mức thu nhập xấp xỉ 2.110 USD nhưng mỗi người dân Việt Nam đã phải gánh hơn 1.300 USD nợ công, tương đương 62,2% thu nhập. Trong khi đó, rất nhiều nước có thu nhập cao hơn nhiều so với Việt Nam như Brunei, Malaysia, Indonesia, Philippines những lại có cơ cấu dân số trẻ hơn Việt Nam. Các nước như Ấn Độ, Cambodia, Lào có thu nhập thấp hơn Việt Nam nhưng lại có dân số trẻ hơn trong khi người dân ở những nước này lại không phải gánh nợ công quá nhiều như người dân Việt Nam.

So với mức bình quân các nước, ở “độ tuổi” của Việt Nam thì lẽ ra đã phải đạt thu nhập tương đương Malaysia, tức khoảng xấp xỉ 10.000 USD. Tuy nhiên thực tế Việt Nam mới chỉ đạt mức thu nhập bằng 1/5 của Malaysia, người dân Việt Nam hiện đã gánh số nợ công lên đến trên 62% thu nhập trong khi người dân Malaysia chỉ gánh số nợ công chưa tới 52% thu nhập của họ.

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ người già trên 60 tuổi và thu nhập bình quân một số quốc gia

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 58 -61 )

×