0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Khái niệm bền vững nợ công

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 29 -31 )

Tính bền vững của nợ công là một thuật ngữ thường được đề cập trong các thảo luận chính sách song trên thực tế lại không có một cách hiểu hoàn toàn thống nhất trong giới học thuật. Theo quan điểm thận trọng, nợ công chỉ được coi là bền vững nếu ngay cả khi được đo lường ở phạm vi rộng nhất (tức nợ của toàn bộ khu vực công, bao gồm cả các nghĩa vụ nợ dự kiến trong tương lai và các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn) thì xác suất vỡ nợ vào bất cứ thời điểm nào trong tương lai cũng là tiệm cận không.

Một định nghĩa về tính bền vững của nợ được IDA, WB và IMF sử dụng là : „„Tính bền vững nợ là khái niệm dùng để chỉ trạng thái nợ của một quốc gia tại đó nước vay nợ có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ - cả vốn gốc lẫn lãi – một cách đầy đủ, không phải nhờ đến biện pháp miễn giảm hoặc cơ cấu lại nợ nào, cũng như không bị tình trạng tích tụ các khoản nợ chậm trả, đồng thời vẫn cho phép nền kinh tế đạt một tỷ lệ tăng trưởng chấp nhận được‟‟.

Theo định nghĩa của WB, nợ của một quốc gia được coi là bền vững khi nghĩa vụ nợ được thực hiện đầy đủ mà không cần phải có sự điều chỉnh lớn về cán cân đối thu nhập và chi tiêu. Vì vậy, tính an toàn nợ của một quốc gia phản ảnh khả năng thanh khoản, thanh toán và khả năng điều chỉnh chi tiêu của quốc gia đó (IMF, 2003). WB cũng chỉ ra nợ công nước ngoài của một quốc gia được coi là bền vững nếu như các nghĩa vụ nợ (trả gốc và lãi) được thực hiện một cách đầy đủ mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp tài trợ ngoại tệ (ví dụ như xin miễn giảm), hoặc không cần phải thực hiện những điều chỉnh lớn đối với cán cân thu nhập và chi tiêu của mình (WB, 2006). Như vậy, tính bền vững của nợ công là vay nợ công vẫn được quốc gia đảm bảo trả nợ gốc và lãi theo định kì như trong cam kết hợp đồng vay và việc trả nợ nằm trong tầm kiểm soát chi trả của một quốc gia.

Trong tuyển tập chuyên đề về tính bền vững của nợ công (Neck và Sturm 2009) xuất phát điểm của các thảo luận này là ràng buộc ngân sách CP trong đó yêu cầu tổng chi tiêu công và trả lãi nợ vay trên nợ hiện hành phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng thu ngân sách và nợ mới phát hành.

Tính bền vững của nợ công trong định nghĩa của IMF và WB tập trung ba tiêu chí: khả năng thanh toán, mức độ thanh khoản và tính khả thi trong các kế hoạch điều chỉnh ngân sách nhằm ổn định nợ khi cần thiết.

- Khả năng thanh toán yêu cầu quy mô nợ công tại mỗi thời điểm phải luôn thấp hơn tổng giá trị hiện tại các nguồn thặng dư cơ bản trong tương lai, nhằm duy trì khả năng trả nợ của chính phủ trong ngắn, trung và dài hạn mà khong cần tái thương lượng các điều khoản nợ. Điều này đồng nghĩa với việc quy mô và chiều hướng biến động các chỉ số an toàn nợ phải ổn định hoặc giảm dần theo thời gian, ít nhất trong kịch bản cơ sở và trong kịch bản có những cú sốc sát với thực tế.

- Tính thanh khoản yêu cầu quy mô dự trữ tiền mặt, quyền rút vốn và các tài sản có tính thanh khoản cao phải luôn đủ đáp ứng các khoản nợ đến hạn. Quy mô và chiều hướng biến động các chỉ số an toàn nợ phải đảm bảo không gây ra bất kỳ khó khăn nào trong tiếp cận thị trường vốn để quay vòng nợ khi cần thiết. Cùng với vấn đề quy mô, tính thanh khoản cũng phụ thuộc chặt chẽ vào việc duy trì một cấu trúc nợ cân bằng cả về kỳ hạn, tiền tệ và nguồn đối tác cấp vốn.

- Tính khả thi trong kiểm soát thặng dư cơ bản đòi hỏi tính thực tế trong các dự báo kinh tế vĩ mô, khả năng tìm kiếm sự đồng thuận chính trị trong thực thi các kế

hoạch điều chỉnh ngân sách và khả năng hoàn thành các kế hoạch này mà không gây ra nhiều tác động tiêu cực lên nền kinh tế. Có thể thấy, khái niệm về tính bền vững nợ công của IMF và WB là cách tiếp cận tương đối toàn diện, bao hàm đầy đủ cả các khía cạnh lý thuyết về bền vững nợ công cũng như có tính đến các rào cản có thể phát sinh trong thực tiễn triển khai chiến lược an toàn - bền vững nợ công.

Tuy nhiên, không chỉ do bản chất nội hàm phức tạp của nợ công mà một quốc gia còn chịu ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế toàn cầu khác và các yếu tố bất định khi dự báo về tương lai, và kết quả là nợ của một quốc gia được đánh giá bền vững trong hôm nay nhưng có thể mất an toàn vào ngày mai.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG BỀN VỮNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (Trang 29 -31 )

×