Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Dương (Trang 54)

Kích thước mẫu tối ưu phụ thuộc vào kỳ vọng về độ tin cậy, phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp ước lượng được sử dụng và số lượng các tham số cần ước lượng trong nghiên cứu.Mặc dù mẫu nó thường hơi khác với tổng thể mục tiêu, lý do chính để thực hiện lấy mẫu là, nếu được chọn đúng cách, các mẫu có đủ độ chính xác để mô tả đặc tính của đối tượng (tổng thể) quan tâm (Zikmund, 2003, trang 369). Theo Hair và cộng sự (1998), số lượng mẫu cần gấp 5 lần số lượng biến đối với phân tích nhân tố khám phá (EFA) cỡ mẫu tối thiểu N ≥ 5*x (x: tổng số biến quan sát). Trong khi đó, Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng số biến quan sát tối thiểu phải bằng 4 đến 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. Đối với Tabachnick và Fidell (2006), để phân tích hồi quy được tiến hành một cách tốt nhất, kích thước mẫu n ≥ 8m + 50 (m là số lượng biến số độc lập trong mô hình). Trong luận văn này, số lượng biến đưa vào phân tích nhân tố là 22 biến, kích thước mẫu trong đề tài luận văn tối thiểu cần thiết là 22 x 5 = 110 quan sát, đủ để đảm bảo phương pháp EFA và phân tích hồi quy.

Mẫu nghiên cứu được lấy theo hình thức phi ngẫu nhiên, lấy mẫu thuận tiện, theo phương pháp gửi bảng hỏi khảo sát phát trực tiếp trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian từ 25/12/2020 – 20/01/2021. Mặc dù kích thước mẫu yêu cầu của nghiên cứu chỉ cần 110 quan sát, nhưng để đảm bảo độ tin cậy của khảo sát điều tra, tác giả xây dựng mẫu dự kiến ban đầu là 250 quan sát, với số lượng quan sát này đáp ứng được yêu cầu về kích thước mẫu của Hair et al. (2010) và Tabachnick và Fidell (2006) và đảm bảo cỡ mẫu được chọn lớn hơn mức tối thiểu để loại trừ tổn thất xảy ra khi khảo sát được tiến hành.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng tại tỉnh Bình Dương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)