Lý thuyết đánh đổi (Trade Off theory)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp (Trang 29 - 30)

Các lý thuyết tiếp theo đã nới lỏng các giả định khác của lý thuyết M&M. Lý thuyết đánh đổi đƣợc phát triển bởi Kraus và Litzenberger (1973), sau đó đƣợc tiếp tục nghiên cứu bởi Myers (1984). Trong một số trƣờng hợp việc sử dụng nợ vay không mang lại lợi ích (bằng không hoặc âm) khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả hoặc bị mất khả năng thanh toán (có nguy cơ phá sản). Khi gặp phải các tình huống không thuận lợi tỏng kinh doanh dẫn đến nguy cơ phá sản, doanh nghiệp thƣờng phải đối mặt với các chi phí khánh kiệt nhƣ chi phí pháp lý, chi phí tài chính và các thiệt hại khác do vỡ nợ khiến cho các nhà quản trị doanh nghiệp bỏ qua các cơ hội đầu tƣ sinh lợi khác (theo Myers, 1977). Các doanh nghiệp chỉ nên vay nợ đến tỷ lệ mà khoản lợi từ thuế sinh ra từ việc vay nợ bằng với khoản chi phí khánh

kiệt tài chính sinh ra từ việc vay nợ. Vì vậy, các nhà quản trị phải cân nhắc sự đánh đổi giữa lợi ích nhận đƣợc từ lá chắn thuế và chi phí khánh kiệt tài chính để lựa chọn cấu trúc tài chính phù hợp.

Lý thuyết đánh đổi ra đời trái ngƣợc hoàn toàn với lý thuyết M&M. Trong khi lý thuyết M&M cho rằng doanh nghiệp nên sử dụng nhiều nợ vay nhằm làm tăng giá trị doanh nghiệp thì lý thuyết đánh đổi lại nói rằng doanh nghiệp chỉ nên duy trì cơ cấu nguồn vốn đúng mức.

Dựa theo lý thuyết đánh đổi, các nhà quản trị doanh nghiệp tin rằng có sự tồn tại của một cấu trúc tài chính tối ƣu nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp. Từ đó hình thành đƣợc một tỷ lệ nợ tối ƣu khi cân bằng đƣợc lợi ích và chi phí của nợ vay. Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng nợ chính là lợi ích từ lãi vay và lá chắn thuế.

Bên cạnh đó, lý thuyết đánh đổi cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp khách ngành thì khác nhau. Những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao và tài sản hữu hình an toàn thì sẽ có tỷ lệ nợ mục tiêu cao hơn. Trái lại, các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp và ít tài sản hữu hình thì sẽ ƣu tiên lựa chọn tỷ lệ nợ thấp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp (Trang 29 - 30)