Mối quan hệ giữa LDA và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp (Trang 67 - 71)

Cuối cùng, một biến độc lập khác đƣợc đƣa vào mô hình để đo lƣờng mức độ tác động của cơ cấu nợ đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp là tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA).

Tỷ lệ nợ dài hạn tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể là khi tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản tăng 1% thì ROA giảm 0,0472% (mức ý nghĩa 1%), ROE giảm 0,0280% (không có ý nghĩa thống kê) và Tobin’s Q cũng giảm 0,0381% (mức ý nghĩa 1%).

Tƣơng tự với các mô hình hồi quy sử dụng tỷ lệ tổng nợ và tỷ lệ nợ ngắn hạn, khi đo lƣờng mối qua hệ giữa có cấu nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bằng tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản là tất cả các biến kiểm soát về quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, tuổi doanh nghiệp và tỷ lệ chia cổ tức đều có biến động cùng chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Hệ số xác định (R2) ở trong 3 mô hình đƣợc đo lƣờng bằng ROA, ROE và Tobin’s Q lần lƣợt giảm so với kết quả của các mô hình trƣớc, còn 53,4%, 32,5% và 41,1%. Đồng nghĩa với việc tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản không giải thích đƣợc

nhiều về độ biến thiên của hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mặc dù các hệ số hồi quy vẫn có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên hệ số R2 của mô hình sử dụng biến phụ thuộc ROA vẫn tốt hơn so với ROE và Tobin’s Q.

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy giữa LDA và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tên biến ROA ROE TOBINQ

(7) (8) (9) LDA -0.0472*** -0.0280 -0.0381 (0.00824) (0.0184) (0.0691) SIZE 0.00285*** 0.00915*** 0.0543*** (0.000695) (0.00156) (0.00584) GROWTH 0.0330*** 0.0809*** 0.0865*** (0.00258) (0.00577) (0.0216) AGE 0.000230*** 0.000646*** 0.00106 (8.25e-05) (0.000185) (0.000692) TANG 0.00432 -0.00658 0.235*** (0.00467) (0.0105) (0.0392) DIV 1.160*** 1.586*** 6.588*** (0.0224) (0.0502) (0.188) Constant -0.0618*** -0.194*** -1.313*** (0.0201) (0.0450) (0.169) Số quan sát 2,891 2,891 2,891 R2 0.534 0.325 0.411

Standard errors in parentheses *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

Bảng 4.11 là kết quả hồi quy OLS để kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lần lượt là chỉ số ROA, ROE và TOBINQ; biến độc lập được đưa vào mô hình là tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản (LDA); các biến kiểm soát đặc trưng cho đặc điểm doanh nghiệp như quy

mô doanh nghiệp (SIZE), tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH); tuổi doanh nghiệp (AGE); tỷ lệ TSCĐ của doanh nghiệp (TANG); tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV).

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Stata 14

Từ những kết quả hồi quy các mô hình trên, tác giả có kết luận rằng cơ cấu nợ của doanh nghiệp có mối tƣơng quan âm với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khi đƣợc đo lƣờng bằng cả ba chỉ cố ROA, ROE và Tobin’s Q. Trong đó, cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Bài nghiên cứu này có kết quả tƣơng đồng với nghiên cứu của Nwude (2016) đối với các doanh nghiệp niêm yết tại Nigeria. Nwude chứng minh đƣợc rằng giữa cơ cấu nợ và hiệu quả hoạt động ( khi đo lƣờng bằng ROA) của doanh nghiệp có mối quan hệ ngƣợc chiều với nhau. Các hệ số hồi quy trong mô hình của Nwude với biến độc lập tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản là –0,038 thấp hơn nhiền hệ số hồi quy của tác giả là –0,0874. Tuy nhiên hệ số hồi quy với biến độc lập là tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn lần lƣợt là, –0,070 và –0,076 lại cao hơn hệ số hồi quy của tác giả (–0,0695 và –0,0472). Các hệ số hồi quy với biến độc lập ở cả 2 nghiên cứu đều có mức ý nghĩa 1%, mức ý nghĩa cao nhất trong thống kê. Tuy nhiên hệ số xác định (R2) của Nwude ở cả 3 mô hình đều dƣới 10% thấp hơn nhiều so với R2 của tác giả. Điều này chứng tỏ các biến độc lập trong mô hình của Nwude giải thích sự biến thiên của ROA kém hơn. Ngoài kết quả tƣơng đồng giữa tác động của cơ cấu nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cả hai bài nghiên cứu đều cho kết quả tác động của các biến phụ thuộc trong mô hình nhƣ quy mô doanh nghiệp và thời gian hoạt động của doanh nghiệp cũng có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tƣơng tự, kết quả của bài nghiên cứu này cũng có sự tƣơng đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Chi (2018). Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với biến phụ thuộc là ROA với hệ số hồi quy lần lƣợt là –0,1414; –0,0853 và –0,1067. Tuy nhiên mức độ tác động của 2

nghiên cứu có sự khách nhau. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là do mẫu dữ liệu của Nguyễn Thị Diệu Chi chỉ chọn những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ trong khi mẫu dữ liệu của tác giả chọn ngẫu nhiên các doanh nghiệp niêm yết của 8 ngành khác nhau để mẫu dữ liệu đƣợc đa dạng. Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp ở mô hình cấu trúc nợ ngắn hạn trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Chi có tác động tiêu cực đến ROA (với hệ số hồi quy là –0,1093). Trong khi đó, kết quả hồi quy của tác giả lại chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp đều có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động (trong cả 3 mô hình ngắn hạn, dài hạn và tổng nợ). Ngoài ra tác động của tuổi doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động ở 2 nghiên cứu hoàn toàn khác biệt nhau. Mặc dù mức độ tác động của thời gian hoạt động của doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động không mạnh nhƣng trong bài nghiên cứu này, kết quả hồi quy cho thấy đây là tác động tích cực. Tuy nhiên nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Chi lại cho thấy rằng giữa tuổi doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động có mối quan hệ âm.

Tóm lại, chƣơng 4 trình bày và bàn luận về kết quả của nghiên cứu thực nghiệm giữa cơ cấu nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa theo kết quả mô tả thống kê, các doanh nghiệp trong mẫu có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là khoảng 52,83%. Trong đó nợ ngắn hạn gấp 4 lần nợ dài hạn. Các chỉ số ROA, ROE và Tobin’s Q của mẫu dữ liệu lần lƣợt là 5,65%, 11,09% và 0,768. Ngoài ra, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của mẫu ở mức 9,79% và tỷ lệ tài sản cố định khoảng 27,97%, chiếm ¼ tổng tài sản của doanh nghiệp. Sau khi thực hiện hổi quy, các tỷ số đại diện cho cơ cấu nợ của doanh nghiệp (tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn han trên tổng tài sản hay tỷ lệ nợ) đều có hệ số hồi quy âm với mức ý nghĩa cao. Điều này cho thấy cơ cấu nợ có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, các biến kiểm soát còn lại nhƣ quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng doanh thu, tuổi doanh nghiệp và tỷ lệ chia cổ tức đều có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN

Trong chương 4, kết quả nghiên cứu đã thể hiện rõ tác động của cơ cấu nợ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng nợ càng nhiều thì hiệu quả hoạt động càng kém. Cụ thể, tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Từ những kết quả trên, tác giả sẽ đưa ra kết luận cũng như trình bày một số đề xuất cho các doanh nghiệp về việc sử dụng nợ. Ngoài ra, tác giả cũng sẽ đề cập đến một số hạn chế trong quá trình nghiệp cứu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp (Trang 67 - 71)