0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Áp lực cạnh tranh ngành vận tải hàng không

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ HRS TRONG QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET (Trang 71 -72 )

Ngành vận tải hàng không Việt Nam hiện nay có 4 đơn vị hoạt động khai thác bao gồm Vietnam Airlines, VietJetAir, Viettravel Airlines, và Vasco. Mức độ cạnh tranh trong ngành vận tải hàng không Việt Nam thấp hơn mức trung bình thế giới. Số lượng các hãng hàng không cạnh tranh trực tiếp trong ngành vận tải tại thị trường Việt Nam thấp hơn so với các quốc giá khác. Thực chất sự cạnh tranh chỉ diễn ra giữa hai đơn vị Vietnam Airlines và VietJetAir. So sánh trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có thường có tới trên 4 đối thủ cạnh tranh trực tiếp, con số này tăng lên theo quy mô thị trường. Sự cạnh tranh gay gắt của khu vực còn được thể hiện qua xu hướng các cuộc sát nhập, thâu tóm trong ngành vận tải hàng không như Scoot- TigerAir, Air FranceKLM, American Airlines-US Airways. Đối với thị trường phát triển nhanh như Việt Nam, việc tồn tại chỉ 2 đối thủ cạnh tranh trong ngành tạo lợi thế cho các hãng hàng không nội địa duy trì hoạt động.

Rủi ro cao từ các đối thủ mới gia nhập ngành khi Việt Nam là đích đến rất hấp dẫn đối với các hãng hàng không trong khu vực. Với quy mô dân số lớn thứ 3 trong khu vực ASEAN, tiềm năng tăng trưởng tốt từ du lịch và ít đối thủ cạnh tranh, Việt Nam sẽ là thị trường rất hấp dẫn đối với các hãng hàng không trong khu vực, đặc biệt là Air Asia và Lion Air vốn là những hãng hàng không giá rẻ đã có kinh nghiệm nhiều năm hoạt động đa quốc gia (Air Asia đã hoạt động tại Thái Lan, Philippin, Indonesia và Ấn Độ; Lion Air Group đã hoạt động tại Indonesia, Thái Lan và Malaysia). Các đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành sẽ khiến miếng bánh thị phần bị chia nhỏ ra, mức độ cạnh tranh gay gắt hơn và có thể kéo theo sự sụt giảm về doanh thu cũng như biên lợi nhuận.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thấp sẽ là một rào cản gia nhập ngành. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành hàng không Việt Nam quy định ở mức 30%. Đây không phải là một tỷ lệ thấp so với nhiều nước lớn trên thế giới (tỷ lệ này ở Nhật là 33%, Mỹ là 25% và Trung Quốc là 35%) tuy nhiên khá thấp so

với các nước có tỷ lệ LCC cao trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Đây là một rào cản gia nhập của các nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên không phải là một hàng rào hoàn toàn vững chắc khi Air Asia và Lion Air vẫn liên tục thành lập các công ty liên kết tại các quốc gia lân cận.

Hạn chế về hạ tầng là một rào cản gia nhập ngành tuy nhiên cũng là khó khăn chung của các doanh nghiệp nội địa. Hiện tại, Việt Nam đang có 21 cảng hàng không đang khai thác trong đó có 8 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không nội địa. Số lượng các cảng hàng không tuy nhiều, nhưng 3 cảng chính là Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng chiếm tới 76% tổng lưu lượng hành khách vận chuyển. Trong đó, Tân Sơn Nhất là cảng hàng không lớn nhất chiếm gần 40% tổng lưu lượng. Tuy nhiên, Tân Sơn Nhất trong 2 năm trở lại đây đều đang trong tình trạng quá tải cả về bãi đỗ máy bay lẫn tần suất cất hạ cánh/giờ (slot). Công suất thiết kế ban đầu của Tân Sơn Nhất là 25 triệu hành khách/năm thì năm 2016 và 2017 tổng lượng hành khách đã lên tới 32 triệu và 36 triệu khách, cao hơn 38% và 44% so với công suất thiết kế và con số đó ngày một tăng dần trong những năm gần đây. Bộ Giao thông vận tải trong những năm gần đây cũng đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển hạ tầng hàng không. Cụ thể là mở rộng các cảng hàng không hiện có, kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân, lập các dự án xây dựng mới, đặc biệt trong đó có Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành - dự án cảng hàng không có quy mô lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai dự án này cũng không hề đơn giản.

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ HRS TRONG QUẢN TRỊ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET (Trang 71 -72 )

×