8. Kết cấu luận văn
1.3.3. Sáng tạo ý tưởng truyền thông
Sáng tạo ý tưởng truyền thông là cách làm sáng tạo để đưa thông điệp truyền thông của thương hiệu, sản phẩm đến gần hơn với khách hàng, được khách hàng đón nhận. Nếu thông điệp truyền thông xuất phát từ giá trị của thương hiệu hay sản phẩm mà khách hàng muốn sở hữu (hay còn gọi là RTB – Reason to Buy – Lý do mua hàng) thì ý tưởng truyền thông lại thường xuất phát từ một giá trị khác nằm bên ngoài sản phẩm nhưng khiến khách hàng bị thu hút (hay còn gọi là RTA – Reason to Attend – Lý do chú ý). Có một câu hỏi được đặt ra là “Ý tưởng đến từ đâu?”. Có nhiều tranh cãi khác nhau về vấn đề nguồn gốc của ý tưởng, tuy nhiên, có một số gợi ý để tìm ra ý tưởng có thể tham khảo, cụ thể như sau:
- Ý tưởng xuất phát từ chính thông điệp truyền thông, nói cách khác là xuất phát từ hoạt động nghiên cứu các giá trị nổi trội của thương hiệu, sản phẩm.
- Ý tưởng xuất phát từ việc nghiên cứu các nhóm đối tượng công chúng mục tiêu, từ việc đặt ra các câu hỏi như: Đối tượng này dễ bị thu hút điều gì, thông tin gì? - Ý tưởng truyền thông xuất phát từ các yếu tố ngữ cảnh xã hội, đó là việc xem xét tiềm năng truyền thông những dịp lễ tết, ngày kỷ niệm lớn trong năm, các sự kiện văn hóa – thể thao lớn, một sự kiện đang gây chú ý đến cộng đồng,…
- Ý tưởng truyền thông có thể xuất phát từ việc học hỏi, tổng hợp những thành quả truyền thông đã có.
Sự phát triển của mạng Internet, nền tảng số (Social Media, Search Engine,…) và các thiết bị số (Smart phone, PC, máy tính bảng,…) đã mang đến nhiều ý tưởng truyền thông mà hoạt động của nó đã được “số hóa” hoặc hoạt động truyền thông diễn ra hầu hết trên môi trường công nghệ số. Đây được gọi là ý tưởng truyền thông số, khác với ý tưởng truyền thông offline và chỉ được truyền tải lại trên các kênh truyền thông online.