Giám sát, đo lường và điều chỉnh

Một phần của tài liệu Chiến lược Digital Marketing cho sản phẩm trứng gà Hikari của công ty cổ phần Huetronics (Trang 40 - 41)

8. Kết cấu luận văn

1.3.6. Giám sát, đo lường và điều chỉnh

Để có thể đánh giá, phân tích được hiệu quả của các chiến dịch digital marketing và kịp thời điều chỉnh, doanh nghiệp cần phải sử dụng đến một số chỉ số để đo lường và theo dõi hiệu suất của các chiến dịch đang chạy. Những giá trị có thể định lượng này giúp doanh nghiệp xác định những nỗ lực tối ưu có mang lại kết quả tích cực hay không. Với số lượng lớn công cụ, kênh quảng cáo, và các kỹ thuật khác nhau mà doanh nghiệp thể sử dụng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ, việc xác định các chỉ số cần chú ý đến là điều cần thiết để xác định mục tiêu và đích đến của các chiến dịch tiếp thị. Một số chỉ số cơ bản nhưng rất quan trọng khi nói tới đo lường trên digital marketing, bao gồm:

- Impressions: Là thuật ngữ chỉ tần suất quảng cáo/nội dung của bạn được hiển thị. Impressions được tính mỗi khi quảng cáo được hiển thị không quan trọng người dùng có nhìn thấy hay không.

- CPM (Cost Per Thousand): Là loại hình quảng cáo trả tiền theo số lần hiển thị. Doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho 1000 lần quảng cáo hiển thị dù người dùng có nhìn thấy hay không. CPM là hình thức mua quảng cáo được dùng phổ biến trong các chiến dịch thương hiệu, giúp thương hiệu hay sản phẩm luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

- Click through rate (CTR): Là tỷ lệ nhấp chuột, đây là tỷ lệ người xem click vào đường link hay mẫu quảng cáo. Đây là thang đo cơ bản cho thành quả của các chiến dịch quảng cáo hiển thị. Đặc biệt, chỉ số này còn cho biết tính hiệu quả của nội

dung trong trang đích đến (landing page) của doanh nghiệp. Công thức tính cụ thể như sau:

- CPC (Cost Per Click): Là số tiền doanh nghiệp kiếm được mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Trong quá trình cài đặt quảng cáo, các nền tảng quảng cáo lớn (Google, Facebook, Youtube) đều cho phép doanh nghiệp cài đặt sẵn con số CPC. Khi vượt qua con số này thì quảng cáo có thể tự động dừng lại, công thức tính CPC cụ thể như sau:

- Conversion Rate (CR): Là chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua một món hàng hay dịch vụ của doanh nghiệp. Chỉ số CR này thường là phần trăm của khách mua hàng so với tổng số lượng khách viếng thăm (visits) của toàn website hay của một kênh quảng cáo nào đó.

- CPA (Cost Per Action): Là 1 hình thức quảng cáo mà nhà quảng cáo phải chi trả cho mỗi hành động nhận được (mua hàng, điền form, cài ứng dụng, đăng ký tài khoản,…). Đối với các ngành bảo hiểm, giáo dục, bất động sản, khách hàng cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua hàng thì có một chỉ số khác tương tự CPA là CPL (Cost Per Lead) – chi phí chi trả cho mỗi thông tin về khách hàng mà doanh nghiệp có được

- ROI (Return on Investment): là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư. Trong phạm vi chạy quảng cáo, nắm rõ chỉ số ROI sẽ giúp bạn quyết định nên đầu tư ngân sách vào đâu và với tỷ lệ bao nhiêu là hợp lý.

Một phần của tài liệu Chiến lược Digital Marketing cho sản phẩm trứng gà Hikari của công ty cổ phần Huetronics (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)