Cân 1 gram mẫu cho vào ống nghiệm công phá Kjeldahl 250ml trong ống, thêm hốn hợp chất xúc tác theo tỷ lệ K2SO4/CuSO4 ( 3:1) cho tiếp 10ml H2SO4 98%. Sau đó, mang mẫu đặt vào thiết bị công phá mẫu. Mấu công phá xảy ra theo 3 giai đoạn: giai đoạn 1: 30 phút ở nhiệt độ 2500C; giai đoạn 2: 30 phút ở nhiệt độ 3000C; giai đoạn 3: 60 phút ở nhiệt độ 4200 C; đến khi dung dịch trong ống đốt chuyển sang màu xanh. Lúc này mẫu chuyển từ dạng nitơ hữu cơ sang dạng vô cơ (NH4)2SO4. Để nguội trong vòng 10 phút rồi tiến hành chuyển sang máy chưng cất UDK 142. Ở đây, sử dụng NaOH để đẩy NH3 ra khỏi muối Amoni, NH3 sau khi được giải phóng ra sẽ được cuốn đi bằng dòng hơi nước nóng. Sau khi được làm nguội sẽ được hấp thụ vào dung dịch H3BO3 ở trong bình hứng tạo ra muối borat amon có màu xanh lá trong. Thời gian chạy một mẫu phân tích là 6 phút. Để xác định được lượng NH3 giải phóng ra trong quá trình chưng cất ta đem đi chuẩn độ bằng axit H2SO4 0,1N đến khi nào dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt. Từ lượng axit H2SO4 0,1N tiêu tốn trong quá
trình chuẩn độ chúng tôi tính được lượng protein có trong mẫu. Công thức tính như sau:
𝑁% =( 𝑉2− 𝑉1) × 1,42 × 100 × f w
Trong đó:
N: Hàm lượng Protein có trong mẫu(%)
V1: Thể tích NaOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ cho mẫu phân tích(ml) V2: Thể tích H2SO4 0,1N(ml) cho vào bình hứng
f: Hệ số chuẩn độ axit(hệ số sử dụng dung dịch) w: Khối lượng mẫu(gram)
1,42: Lượng Nitơ tương ứng với 1ml dung dịch H2SO4 0,1N
Chúng ta biết rằng trong đạm chứa khoảng 16% N, vì vậy việc tính toán lượng đạm từ hàm lượng N thường được dùng hệ số 100/16 = 6,25. Hệ số này thường được dùng trong quá trình phân tích thức ăn.